2.2.4 .Tính chất trái pháp luật quốc tế của những hành động và lập luận của Philipines
3.1. Những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảoTrƣờng Sa
3.1.2.4. Các hoạt động đối ngoại
Một chứng cứ đáng chú ý đó là Nhà nghiên cứu Phan Thuận An vừa tìm thấy trong tủ sách của gia đình một châu bản liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tờ châu bản đề ngày 15-12 năm Bảo Đại thứ mƣời ba, tức là ngày 03-02-1939. Đây là chứng cứ quan trọng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Trong tờ Châu Bản này có „„ngự phê‟‟ của vua Bảo Đại đồng ý cấp phí ngân cấp chỉ và thiệt chất huy chƣơng cho Louis Fontan. (Louis Fontan là ngƣời Pháp nhƣng đã bất chấp gian khổ để giữ quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, cho nên Nam triều đã đánh giá cao công lao của ông ngay khi ông qua đời). Tờ Châu Bản này khẳng định thêm một lần nữa trƣớc khi diễn ra thế chiến thứ hai và quân đội Nhật xâm chiếm vùng Chấu Á - Thái Bình Dƣơng, quần đảo Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thig quần đảo Hoàng Sa vẫn trở lại thuộc chủ quyền của nƣớc ta nhƣ cũ.
Mặt khác, trong thời kỳ này, chính quyền Pháp tại Đông Dƣơng ngoài các hoạt động bình thƣờng thực hiện chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, còn kịp thời lên tiếng công khai chính thức phản đối một số hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo này do Trung Hoa dân quốc và Nhật Bản gây ra.
Tháng 4 năm 1939, chính Phủ Pháp gửi công hàm cho Bộ ngoại giao Nhật Bản phản đối việc chính phủ Nhật Bản tuyên bố đặt quần đảo Trƣờng Sa dƣới quyền kiểm soát của Nhật Bản. Cũng xoay quanh sự kiện này, thứ trƣởng Bộ ngoại giao Anh M.R. Butle đã trả lời chất vấn ở Hạ nghị viện Anh và khẳng định rằng: “Đảo Trƣờng Sa ở phía Tây, một quần đảo rộng lớn mà Pháp đang thực hiện chủ quyền hoàn toàn theo một sắc lệnh năm 1933. Việc phản đối trƣớc hết thuộc thẩm quyền của Pháp [11].
Ngày 04 tháng 02 năm 1932, chính Phủ Pháp gửi công hàm cho Công sứ quán Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của Pháp ở Hoàng Sa và đề nghị đƣa vấn đề Hoàng Sa ra trọng tài xét xử. Sở dĩ Pháp đƣa ra vấn đề trên là vì: trong một thời gian dài, chính quyền Pháp phải lo bình định Việt Nam, không có thời gian chú ý tới việc bảo vệ hai quần đảo. Lợi dụng cơ hội này Trung Quốc đã đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa (từ năm 1909). Mọi đề nghị của chính phủ Pháp đều bị phía Trung Quốc từ chối.
Năm 1947, chính phủ Pháp chính thức phản đối việc Trung Hoa dân quốc lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật, đã đƣa tàu ra chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam vào năm 1946 [11].
Để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, Bộ ngoại giao Pháp đã yêu cầu các Sứ quán của họ ở London, Washington, Tokyo và Malina cung cấp thông tin về hoạt động của các cƣờng quốc tại khu vực Sparatly. Ngày 23 tháng 3 năm 1929, Philipinnes trả lời rằng họ không quan tâm tới quần đảo Trƣờng Sa, Tây Ban Nha không có quyền gì trên Bão Tố (Trƣờng Sa), Hoa kỳ không có yêu sách gì về chiếm hữu Trƣờng Sa.
Những sự kiện trên là hành vi pháp lý quan trọng, có giá trị nói lên ý chí của một Nhà nƣớc có chủ quyền đối với vùng lãnh thổ có sự tranh chấp của các nƣớc khác.
Trong suốt một thời gian dài kể từ khi nhà nƣớc phong kiến Việt Nam phát hiện và làm chủ cho đến khi Pháp sáp nhập quần đảo Trƣờng Sa vào tỉnh Bà Rịa đã không có bất kỳ một quốc gia nào phản đối, ngay cả Trung Quốc.
Trong thời gian ở Việt Nam, chính Phủ Pháp là ngƣời đại diện cho Vƣơng Triều Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo. Tuy nhiên, vì những lý do trong quan hệ chiến lƣợc với Trung quốc đã có những lúc Pháp rụt rè trong hành động đối với Hoàng Sa và Trƣờng Sa, nhƣng chƣa có lúc nào Pháp công khai tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo.
Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ Pháp chính thức trao trả cho chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo ra đảo Hoàng Sa để chủ trì việc bàn giao này.
Vào cuối những năm 1930, Nhật Bản trở thành tên phát xít ở Châu Á. Với ý đồ xâm chiếm Đông Nam Á, Nhật Bản đã chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa năm 1939. Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, với tƣ cách là ngƣời chiến thắng, Anh, Pháp, Mỹ đã họp với nhau để phân chia lại thế giới. Năm 1943, tại Hội nghị Cairo, ba nƣớc này cùng với Trung Quốc đã ra tuyên bố buộc Nhật Bản phải traotrar các vùng đất Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ cho Trung Quốc. Trong bản tuyên bố Cairo, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không hề nhắc gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, sự im lặng này đƣợc hiểu nhƣ là Trung Quốc từ bỏ yêu sách đối với Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Ngày 12 tháng 7 năm 1951, Anh - Mỹ công bố bản dự thảo Hòa ƣớc sẽ đƣợc ký với Nhật, ngƣời phát ngôn Bộ ngoại giao Pháp đã hoan nghênh việc dự thảo không trao trả Hoàng Sa và Trƣờng Sa cho Trung Quốc, trong đó có đoạn: “Bản dự
thảo Hòa ước Anh - Mỹ và đặc biệt là các điều khoản liên quan đến lãnh thổ, phù hợp hoàn toàn với quan điểm chính phủ Pháp, người ta đã xác định chủ quyền nước Pháp đối với quần đảo Spratly và Paracels” [14].
Ngày 07 tháng 9 năm 1951, Thủ tƣớng kiêm ngoại trƣởng của chính quyền Bảo Đại Trần Văn Hữu, long trọng tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, không có đại biểu nào trong số đại biểu của 51 nƣớc tham dự Hội nghị Francisco lên tiếng các bỏ tuyên bố này.