Ngun tắc suy đốn vơ tộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 30 - 31)

Suy đốn vơ tội là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng của một nền tư pháp hình sự dân chủ. Nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội được thể hiện tại Hiến pháp 2013: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi

được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” [32, Điều 31, Khoản 1, tr.20] và tại BLTTHS: “Khơng ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” [30, Điều 9, tr.12].

Theo đó, nội dung cơ bản và quan trọng nhất của nguyên tắc suy đốn vơ tội là một giả định thể hiện ở yêu cầu bị can, bị cáo phải được coi là khơng có tội khi mà lỗi của bị can, bị cáo đó chưa được chứng minh theo một trình tự do pháp luật quy định và được xác định bởi một bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, nguyên tắc này cũng yêu cầu mọi nghi ngờ phải được giải thích theo hướng có lợi cho bị cạn, bị cáo; nếu có sự nghi ngờ mà khơng thể bổ sung gì hơn về chứng cứ thì phải tuyên bị cáo là vơ tội.

Một người có hành vi phạm tội nhưng người này khơng đương nhiên bị coi là có tội. Ví dụ trường hợp người phạm tội khơng bị kết án bằng bản án kết tội của Tòa án nếu thời điểm phát hiện ra tội phạm đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Hay trong việc miễn trách nhiệm hình sự, khi quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với một người cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền đã phải chứng minh được người được miễn trách nhiệm hình sự là người phạm tội.

Như vậy, một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật mà người trực tiếp quyết định bản án kết tội này chính là Thẩm phán. Từ nguyên tắc này, ta có thể thấy rõ vai trị của Thẩm phán trong tố tụng hình sự nói chung và trong xét xử vụ án hình sự nói riêng. Thẩm phán là người đại diện cho Tịa án khi thực hiện chức năng xét xử và chỉ có Tịa án, chứ khơng phải là một cơ quan nào khác, mới có thẩm quyền để thực hiện chức năng xét xử, chỉ có Tịa án mới được nhân danh Nhà nước để phán quyết những vấn đề liên quan khi thực hiện chức năng xét xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 30 - 31)