Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của TAND cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 96 - 103)

- Khẳng định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng Toà án phải tạo điều

3.3.4.Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của TAND cấp quận, huyện

Thẩm phán là một nghề nghiệp có tính chất đặc thù, do đó người làm Thẩm phán khơng những phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ mà cịn phải có phẩm chất chính trị vững vàng và thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp. Nói đến đạo đức nghề nghiệp người Thẩm phán ngoài những quy định của pháp luật, thì mỗi Thẩm phán đương chức cần nhớ tới ý kiến của ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh ghi trong tờ trình gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi có Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/2/1946 là: “Thà khơng có Thẩm phán cịn hơn có người mà vô tài, vô hạnh. Khi lập một hạng người có quyền xét xử người khác, bản bộ thấy rõ trách nhiệm đối với nội trị và cả đối với ngoại giao nữa…” [22].

Như vậy, khi nói đến đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán thì đầu tiên phải nói đến phẩm chất trung thực, phẩm chất tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng chân lý trong cuộc sống và có cái tâm trong sáng. Người Thẩm phán có trung thực, có tâm trong sáng thì mới có dũng cảm để bảo vệ lẽ phải, có trung thực, trong sáng thì mới không bảo thủ cứng nhắc khi giải quyết công việc được giao.

Người Thẩm phán là người nhân danh Nhà nước để quyết định một người có phạm tội hay khơng phạm tội và ra một bản án để trừng trị kẻ phạm tội bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của cơng dân, bảo đảm cho pháp luật của Nhà nước được nghiêm chỉnh thi hành, muốn vậy người Thẩm phán cũng phải hết sức công bằng, vô tư và khách quan để ra một bản án thấu tình đạt lý. Người Thẩm phán, phải ln hiểu rõ nghề nghiệp mình đang làm là hết sức cao quý, cần phải trân trọng và mong muốn được làm nghề với tất cả sự tâm huyết với mong muốn đạt được mục đích duy nhất đó là giúp cho mọi người ln hướng tới cái thiện, vì sự tốt đẹp Đạo đức nghề nghiệp địi hỏi người Thẩm phán phải có trách nhiệm tự hồn thiện mình, ln hướng tới chân, thiện, mỹ. Phải làm sao thấu hiểu được hoàn cảnh của đương sự, của bị

cáo, của những người liên quan trong vụ án mà mình giải quyết. Việc tự rèn luyện để nâng cao đạo đức, nghề nghiệp của người Thẩm phán phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt q trình cơng tác của người Thẩm phán. Xuất phát từ công việc hàng ngày, thông qua mối quan hệ xã hội, quan hệ với các đồng nghiệp, tiếp xúc với đương sự, với bị can, bị cáo, thơng qua các phiên tịa xét xử giúp cho người Thẩm phán nhìn nhận, đánh giá lại chính mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để khắc phục những khuyết điểm, xây dựng và hoàn thiện những ưu điểm, những phẩm chất tốt đẹp của chính bản thân mình, cá nhân Thẩm phán phải có tinh thần tự giác, ý thức được trách nhiệm trước công việc, ý thức chấp hành pháp luật, tơn trọng mọi người, khắc phục mọi khó khăn, mọi cám dỗ đời thường. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Thẩm phán là việc làm thường xuyên mà trước hết thuộc về trách nhiệm của mỗi Thẩm phán và của cả hệ thống chính trị và sự giúp đỡ, giám sát của nhân dân.

Vì vậy, để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

Một là, chú trọng chất lượng cán bộ ngay từ khi tuyển dụng phải đảm

bảo tiêu chuẩn về chính trị, chun mơn nghiệp vụ, sức khỏe, tư cách đạo đức, những địa phương thiếu nguồn cán bộ tuyển dụng khơng phải vì lý do đó mà hạ thấp tiêu chuẩn cán bộ tuyển dụng.

Đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ để tạo nguồn nhằm bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý của từng đơn vị và của ngành. Hàng năm hoặc đột xuất, TAND tối cao sẽ phối hợp với cấp ủy địa phương rà soát, đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý (Chánh án, Phó Chánh án TAND địa phương) và Thẩm phán các cấp theo phân cấp quản lý cán bộ. Thơng qua rà sốt, đánh giá cán bộ có các giải pháp điều chuyển hoặc thay thế những cán bộ quản lý thiếu năng lực, không đáp ứng được yêu cầu, những trường hợp để xảy ra mất đoàn

kết nội bộ, có biểu hiện vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống. Đồng thời, thông qua rà sốt, đánh giá cán bộ để có những chính sách sử dụng cán bộ hợp lý, đưa những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào quy hoạch, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ cho ngành, coi đây là giải pháp vừa mang tính đột phá, vừa mang tính chất thường xun. Cũng thơng qua rà soát để đánh giá kết quả xét xử của từng Thẩm phán trong năm để có biện pháp xử lý phù hợp.

Hai là, thường xuyên thực hiện nghiêm túc cơng tác giáo dục chính trị,

tư tưởng cho Thẩm phán; nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch khi quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến cải cách tư pháp, tổ chức, hoạt động của ngành TAND và cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm đảm bảo cho Thẩm phán, cán bộ, công chức trong đơn vị thống nhất cao về nhận thức, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó thực hiện tốt cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành TAND”. Cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Đảng ủy Khối và của Đảng ủy TANDTC các cấp ủy cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện với nhiều hình thức phong phú như: Đưa vào sinh hoạt thường kỳ và sinh hoạt chuyên đề của chi bộ; tổ chức cuộc thi viết “Những bài học tâm đắc nhất học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tổ chức phong trào thi đua “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức TAND” với nội dung thiết thực và cụ thể...

Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan ở trung ương, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong cơng tác quản lý, giáo dục cán bộ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ

Thẩm phán, cán bộ, công chức của ngành TAND. Nội dung về chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống mà Thẩm phán, cán bộ, cơng chức Tịa án phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện là: cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, gương mẫu, tự giác; khơng quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tinh thần đồn kết, hợp tác, có ý thức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Để từng bước cụ thể hóa các nội dung tu dưỡng, rèn luyện đó, các đơn vị phải thực hiện việc công khai, minh bạch các hoạt động của Toà án theo quy định của pháp luật; thực hiện “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành TAND” theo đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo theo đúng quy định của Chính phủ; triển khai và thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phịng, chống tham nhũng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Các cấp ủy trong Đảng bộ quan tâm đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chi bộ; duy trì nề nếp, tăng cường trao đổi, thảo luận trong sinh hoạt chi bộ và chú trọng sinh hoạt chuyên đề… Quy chế dân chủ được thực hiện nghiêm túc, gắn với việc triển khai Năm Dân vận 2014 của Đảng ủy Khối và các nghị quyết của Trung ương về công tác dân vận; kết hợp với các phong trào thi đua yêu nước do các tổ chức đoàn thể phát động.

Công tác phối hợp giữa Đảng ủy, Ban cán sự đảng và lãnh đạo Tòa án được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, nhất là trong công tác cán bộ, trong công tác kiểm tra, giám sát... kiên quyết khắc phục những hạn chế trong công tác cán bộ, khơng để tồn tại tình trạng “sống lâu lên lão làng” khi bổ nhiệm; tăng cường công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán. Hiện nay, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán xem ra khá chặt chẽ nhưng lại thiếu khoa học. Việc bổ nhiệm Thẩm phán có bước phải

thơng qua Ban Thường vụ cấp ủy nhưng thực tế thường hình thức, trừ một số trường hợp có vi phạm đạo đức, lối sống… còn chủ yếu chỉ dựa trên kết quả phiếu tín nhiệm tập thể cơ quan, đề nghị của ngành. Trong khi đó, vì “có vào nhưng khơng có ra”, nhiều cán bộ Tịa án, thư ký biết rõ quy luật “thứ tự ưu tiên” nên chấp nhận bỏ phiếu tín nhiệm cho đồng chí mình để chờ cơ hội của mình. Phiếu tín nhiệm hầu hết trong các trường hợp này không phản ánh đúng thực chất năng lực của người được bổ nhiệm. Vì vậy cần triển khai việc thi tuyển theo hình thức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc cạnh tranh phải khách quan để chọn được người có thực tài, bổ nhiệm Thẩm phán.

Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng cơng, thủ pháp, chí cơng,

vơ tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với giai đoạn 2 của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong từng đơn vị; tiêu chí hóa lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ Tòa án. Trong phong trào thi đua này lấy cuộc vận động “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành TAND” là trọng tâm. Theo đó, 100% Thẩm phán có cam kết và thực hiện đúng cam kết về việc thực hiện đúng Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành TAND”, khơng vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, không vi phạm kỷ luật và pháp luật; 100% Đảng viên đang công tác trong các đơn vị cam kết không vi phạm những điều đảng viên không được làm và đảm bảo sinh hoạt Đảng hai chiều đúng quy định của cấp ủy Đảng địa phương. Các nội dung này nhằm xây dựng hình ảnh Thẩm phán, cán bộ, công chức ngành TAND thực sự gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sạch, lành mạnh ở cơ quan và nơi cư trú, để củng cố lòng tin của nhân dân, của xã hội đối với Thẩm phán, cán bộ, cơng chức Tịa án.

Đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”, tổ chức thường xuyên các cuộc thi “Thẩm phán giỏi” trong

từng cơ quan và trong tồn bộ ngành Tịa án nhằm lựa chọn, biểu dương khen thưởng, tôn vinh những Thẩm phán có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cơng tác xét xử, đã trực tiếp giải quyết, xét xử số lượng án lớn và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác, tạo động lực thi đua sôi nổi theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị.

Bốn là, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm công vụ đối

với Thẩm phán, cán bộ, công chức, trong đó trọng tâm là kiểm tra đối với Thẩm phán trong công tác xét xử. Thông qua công tác kiểm tra kịp thời uốn nắn các biểu hiện hoặc khuynh hướng lệch lạc như tuyệt đối hóa nguyên tắc độc lập xét xử hoặc biểu hiện pháp lý đơn thuần; kịp thời xác minh để kết luận và xử lý nghiêm những Thẩm phán, cán bộ, cơng chức có sai phạm; kiên quyết chuyển cơ quan có thẩm quyền để xem xét trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp có dấu hiệu phạm tội. Công tác kiểm tra phải tiến hành đúng phương hướng, phương châm, thủ tục và nguyên tắc, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những Thẩm phán, cán bộ, cơng chức có biểu hiện tham nhũng, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống.

Năm là, có những cơ chế xử lý hết sức nghiêm khắc đối với các vi

phạm liên quan đến việc vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp người Thẩm phán như:

+ Đối với những Thẩm phán có những hành vi tiêu cực thì lãnh đạo TAND tối cao kiên quyết xử lý nghiêm hoặc không can thiệp vào việc xử lý của các cơ quan tố tụng khác.

+ Hàng năm khi bình xét thi đua, nếu đơn vị và Thẩm phán nào để số lượng án bị hủy và án bị sửa vượt quá quy định do lỗi chủ quan của Thẩm phán thì đơn vị đó khơng được xét thi đua và Thẩm phán đó sẽ phải làm kiểm điểm và cũng khơng được bình xét thi đua.

quy định hoặc cho bị cáo hưởng án treo không đúng gây dư luận không tốt tại địa phương thì Thẩm phán đó sẽ khơng được tái bổ nhiệm làm Thẩm phán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 96 - 103)