Thẩm phán với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 66 - 73)

- Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình

2.2.3. Thẩm phán với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

định của pháp luật tố tụng hình sự

Một phiên tịa hình sự sơ thẩm có đảm bảo được các yêu cầu của pháp luật hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng vai trò của chủ tọa phiên tòa, mà ở đây là Thẩm phán cấp quận, huyện được phân cơng xét xử vụ án đó là quan trọng nhất.

* Quyề n hạ n, trách nhiệ m củ a Thẩ m phán trong quá

trình chuẩ n bị xét xử :

Để tổ chức và điều khiển phiên tòa dạt kết quả, chủ tọa phiên tòa phải thực hiện nhiều việc, trong đó có việc thuộc về cơng tác chuẩn bị trước khi mở phiên tòa. Chuẩn bị xét xử là những hoạt động đầu tiên của giai đoạn xét xử, nó nhằm đưa ra những điều kiện đảm bảo cho việc xét xử tại phiên tòa được diễn ra thuận lợi, đúng quy định của pháp luật.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử được bắt đầu từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng của Viện kiểm sát chuyển sang đến trước ngày khai mạc phiên tòa. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa và quyết định một

loạt các công việc về thủ tục cũng như nội dung để chuẩn bị tiến tới mở phiên tòa xét xử.

Trong giai đoạn này, Thẩm phán phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đưa vụ án ra xét xử theo đúng thời hạn quy định của BLTTHS, Khoản 1, Điều 39, BLTTHS 2003 quy định:

Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa... [30, tr.31]. Khoản 1, Điều 176, BLTTHS quy định: Sau khi nhận hồ sơ thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tịa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu những người tham gia tố tụng và tiến hành nhưng việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa [30, tr.140].

Để đưa vụ án ra xét xử đúng người đúng tội, công tác chuẩn bị là rất quan trọng, bao gồm:

Nghiên cứu hồ sơ vu án: Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

thì trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, hồ sơ vụ án được thu thập theo quy định của BLTTHS do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện, do đó, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án là vô cùng quan trọng. Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa sau khi nhận được hồ sơ vụ án cần xác định ngay vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay khơng. Việc kiểm tra vụ án có thuộc thẩm quyền hay khơng bao gồm cả việc kiểm tra về thủ tục tố tụng và kiểm tra về luật nội dung (hành vi bị truy tố thuộc khung mấy của Điều luật; hành vi đó có phù hợp với khung hình phạt mà Viện kiểm sát truy tố hay khơng hay hành vi đó cấu thành khung hình phạt cao hơn mà thẩm quyền khơng cịn thuộc TAND cấp huyện; hành vi đó có cấu thành một tội khác khơng cịn thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện hay không...).

không kỹ nên đã ra các quyết định không đúng với khoản 2 Điều 176 BLTTHS. Cũng có những trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa khi nghiên cứu hồ sơ vụ án khơng thể hiện tính khách quan mà chỉ chú tâm nghiên cứu các tài liệu là chứng cứ buộc tội mà bỏ qua các tài liệu là chứng cứ gỡ tội cho bị cáo hoặc ngược lại…

Quyết định đưa vụ án ra xét xử:

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 176, BLTTHS năm 2003:

Trong thời gian ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định như sau: a) Đưa vụ án ra xét xử; b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; c) Đình chỉ vụ án; d) Tạm đình chỉ vụ án [30, tr.140].

Nếu qua nghiên cứu hồ sơ vụ án mà thấy rằng vụ án đã thu thập đầy đủ chứng cứ, khơng có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố thì Thẩm phán được phân cơng Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và phải mở phiên tòa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp có lý do chính đáng thì Tịa án có thể mở phiên tịa trong thời hạn ba mươi ngày. Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử phải đảm bảo đúng với quy định tại Điều 178 BLTTHS, quyết định đưa vụ án ra xét xử cần xác định đúng, đủ những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

Thẩm phán căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử để quyết định triệu tập những người đến phiên tịa. Đây cũng là một vấn đề khó khăn của Tòa án hiện nay. Thực tiễn xét xử đã có những trường hợp người tham gia tố tụng khơng có mặt tại phiên tịa do khơng được triệu tập hoặc tuy Tịa án có triệu tập nhưng người được triệu tập không nhận được nên phiên tịa phải

hỗn hoặc bản án mà Tịa án đã tuyên bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Các công việc khác như chuẩn bị đề cương điều khiển phiên tòa, lập kế hoạch xét hỏi và chuẩn bị những điều kiện vật chất cho việc mở phiên tòa cũng cần được Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hết sức lưu ý. Đặc biệt đối với những phiên tòa xét xử lưu động phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương nơi xảy ra vụ án nhằm thông qua vụ án giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân thì việc chuẩn bị điều kiện vật chất lại càng phải chu đáo hơn.

* Quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình xét xử tại phiên tòa:

Phần mở đầu phiên tòa: Phần mở đầu phiên tòa là phần rất quan

trọng, nếu diễn ra sn sẻ thì các phần sau sẽ đạt kết quả tốt. Khi bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán phải đọc một cách rõ ràng, chính xác, dõng dạc thể hiện được tính uy nghiêm nơi xét xử, làm cho bị cáo cùng những người dự phiên tịa thấy được tính uy nghiêm của Tịa án.

Chủ tọa phiên tòa giới thiệu thành viên trong HĐXX, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tịa, người giám định, người phiên dịch (nếu có) rồi hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tịa xem có ai có yêu cầu thay đổi những người nói trên. Nếu có người tham gia tố tụng nào đó u cầu thay đổi những người nói trên thì phải nói rõ lý do của việc xin thay đổi. Sau khi hỏi ý kiến của Viện kiểm sát, HĐXX vào phòng nghị án thảo luận và ra quyết định chấp nhận hoặc bác yêu cầu thay đổi. Quyết định này phải được lập thành văn bản và phải đọc trước phiên tòa.

Chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước, phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng. Cùng với việc kiểm tra căn cước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xác định tư

cách tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng mà Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đã xác định từ trước, cần chú ý trường hợp có nhiều người cùng tham gia với tư cách giống nhau và người đại diện của họ, người được ủy quyền tham gia phiên tòa… Thực tế xét xử vụ án hình sự trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn cịn những sai sót trong việc xác định tư cách người tham gia tố tụng. Chẳng hạn như trường hợp bị cáo Phạm Văn Quang và Bùi Văn Duy về tội “Trộm cắp tài sản” của TAND quận Hoàng Mai cũng xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, theo đó, Thẩm phán xét xử vụ án xác định bà Đinh Thị Thanh (mẹ bị cáo Duy) tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong khi phải xác định tư cách của bà Thanh là người đại diện hợp pháp cho bị cáo Duy vì khi phạm tội bị cáo Duy là người chưa thành niên (Bản án số 165/2013/HSST ngày 13/05/2013 của TAND quận Hoàng Mai) [44].

Sau khi kiểm tra căn cước và hoàn thành thủ tục giới thiệu, Chủ tọa phiên tịa hỏi những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tịa xem có cần triệu tập thêm người làm chứng hoặc đề nghị đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét thêm không. Nếu có yêu cầu trên mà không giải quyết được ngay nhưng cần phải triệu tập thêm người làm chứng thì phải hỗn phiên tịa. Nếu phiên tịa vẫn tiếp tục, thì Chủ tọa phiên tịa tun bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và chuyển sang phần xét hỏi.

Phần xét hỏi: Sau khi nghe Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình

bày ý kiến bổ sung nếu có, HĐXX và đặc biệt là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào các tình tiết của vụ án đã được Cơ quan điều tra thu thập có trong hồ sơ vụ án để xét hỏi theo một trình tự hợp lý. Theo quy định của BLTTHS thì: “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự” [30, Điều 207, Khoản 2, tr.156]. Theo đó, chủ tọa phiên tịa hỏi

trước, đặt câu hỏi với tính chất nêu vấn đề, cịn lại là những câu hỏi có tính chất buộc tội hoặc gỡ tội dành cho Kiểm sát viên và người bào chữa, tránh tình trạng Kiểm sát viên không chủ động xét hỏi mà chờ chủ tọa phiên tòa nhắc mới hỏi và cũng chỉ hỏi có tính chất bổ sung cịn việc hỏi để chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ đầy đủ các tình tiết của vụ án vẫn do chủ tọa phiên tòa thực hiện. Trong quá trình điều khiển việc xét hỏi, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thường xuyên theo dõi, nếu thấy câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung hoặc những câu hỏi có liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật cơng tác, bí mật điều tra, xúc phạm nhân phẩm, danh dự con người thì cần yêu cầu người hỏi đặt lại câu hỏi hoặc yêu cầu người trả lời khơng trả lời câu hỏi đó.

BLTTHS khơng quy định việc hỏi ai trước nên Chủ tọa phiên tịa có thể tùy theo mỗi vụ án mà định trình tự xét hỏi hợp lý. Khi nhận thấy các tình tiết vụ án đã được xem xét đầy đủ thì Chủ tọa phiên tịa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tịa xem họ có u cầu xét hỏi vấn đề gì nữa khơng. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì Chủ tọa phiên tịa quyết định tiếp tục việc xét hỏi. Nếu khơng có u cầu gì thì Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận tại phiên tịa.

Tóm lại, trong q trình xét hỏi, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người chỉ huy, điều hành.

Phần tranh luận: Đây là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết

quả của một vụ án hình sự.

Tại phiên tịa, Thẩm phán với vai trị như là một người trọng tài khơng tham gia vào việc đối đáp mà chỉ lắng nghe ý kiến luận tội của Kiểm sát viên, ý kiến bào chữa của người bào chữa và của bị cáo, nghe lời trình bày của người bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Trong quá trình tranh luận, Thẩm phán chủ

tọa phiên tịa phải nắm chắc các tình tiết đã được xét hỏi để việc điều khiển việc tranh luận không kéo dài mà vẫn đảm bảo được tính tranh tụng khi xét xử. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng liên quan đến vụ án. Tuy không được hạn chế thời gian tranh luận nhưng chủ tọa phiên tịa có quyền chỉ hạn chế số lần phát biểu về ý kiến mà mình khơng đồng ý. Nếu người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự đưa ra những ý kiến đề nghị Kiểm sát viên tranh luận nhưng Kiểm sát viên khơng tranh luận thì “chủ tọa phiên tịa có quyền đề nghị Kiểm

sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận” [ 30, Điều 218, tr.163]

Trong q trình tranh luận, chủ tọa phiên tịa khơng được có lời nói có tính chất bênh vực bên nào, đặc biệt là Kiểm sát viên hay có những lời lẽ có tính chất bình luận, nhận định những luận điểm của các bên khi đối đáp mà luôn giữ thái độ khách quan. Sau khi những người tham gia tranh luận khơng trình bày gì thêm, Chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo nói lời sau cùng. Nếu trong lời nói sau cùng của bị cáo có thêm những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng thì HĐXX phải quyết định trở lại việc xét hỏi. Sau khi bị cáo nói lời sau cùng, Chủ tọa phiên tòa tuyến bố kết thúc tranh luận.

Thủ tục nghị án và tuyên án: Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX

vào phịng nghị án. Chỉ có HĐXX, tức là chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm mới được nghị án. Kiểm sát viên và Thư ký khơng được có mặt tại phịng nghị án. Trong phịng nghị án, Khi thảo luận, nếu có vấn đề khơng thống nhất thì người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và lưu trong hồ sơ vụ án. Qua việc nghị án nếu có những tình tiết của vụ án chưa được xét hỏi hoặc xét hỏi chưa đầy đủ thì HĐXX quyết định trở lại phần xét hỏi và

tranh luận. Chủ tọa phiên tòa lập biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của HĐXX. Khi nghị án, HĐXX căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được đảm bảo tính khách quan trong việc ra bản án, quyết định. Mọi thành viên trong HĐXX phải biểu quyết và Thẩm phán biểu quyết sau cùng.

Sau khi bản án được thơng qua, HĐXX trở lại phịng xét xử để tun một bản án theo sự quyết định thống nhất của HĐXX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 66 - 73)