Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 55 - 57)

tụng hình sự

* Về ngun tắc suy đốn vơ tội: Từ tư duy pháp luật cho tới việc áp dụng

pháp luật trong thực tiễn, Thẩm phán các Tòa án cấp huyện của Thành phố Hà Nội luôn đảm bảo những nội dung chính của nguyên tắc này, cụ thể là:

- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người được suy đốn vơ tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Người bị tạm giữ, bị can và bị cáo là người có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự và theo nhận định của các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thì đó là những người có hành vi phạm tội. Nhận thức của các cơ quan này có thể đúng với thực tế khách quan, nghĩa là nhận thức đúng người phạm tội, tiến hành khởi tố, truy tố, nhưng cũng có thể có nhận thức khơng đúng thực tế khách quan đó, dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm hoặc kết tội người vô tội. Tuy chưa bị xem là người có tội, nhưng những người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vẫn bị hạn chế một số quyền nhất định và bị những chế tài nhất định. Đây là các biện pháp tố tụng cần thiết được pháp luật quy định để áp dụng vào người có dấu hiệu tội phạm, đảm bảo việc chứng minh một người nào đó là có tội hay khơng có tội. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là có tội, thì cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ bồi thường, phục hồi mọi quyền lợi về tài sản, danh dự, nhân phẩm cho họ.

hiệu lực pháp luật của Tịa án. Nói một cách khác, chỉ có Tịa án mới có quyền xác định một người nào đó là có tội hay khơng. Đây là bảo đảm quan trọng đối với quyền của bị cáo, bởi lẽ Tòa án thực hiện chức năng xét xử công khai, tuân theo những trình tự, thủ tục cơng khai và chặt chẽ, nên quyền lợi của bị cáo được đảm bảo ở mức tốt nhất trong suốt quá trình tiến hành tố tụng. Khơng một cơ quan tiến hành tố tụng nào khác ngồi Tịa án có quyền khẳng định một người nào đó là có tội hay khơng có tội. Các hoạt động điều tra, truy tố là các hoạt động thu thập chứng cứ chứng minh cho việc có tội phạm, chứ chưa quyết định là một người nào đó đã phạm tội.

- Về nghĩa vụ chứng minh lỗi: người có nghĩa vụ chứng minh lỗi là thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, hiện nay có quan điểm cho rằng nghĩa vụ chứng minh lỗi là của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, còn Tịa án là cơ quan xét xử nên khơng có nghĩa vụ chứng minh. Tuy nhiên, quan điểm chung của các Thẩm phán đều cho rằng nghĩa vụ chứng minh là của các cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm cả Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tịa án. Bởi khác với các nước theo mơ hình tố tụng tranh tụng, trong đó bên buộc tội và bên gỡ tội tranh tụng về những vấn đề liên quan để chứng minh hay bác bỏ tội phạm của phía bên kia, cịn Tịa án khơng tham gia vào bên nào và đứng giữa như người trọng tài phân xử, mơ hình tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay có sự pha trộn giữa mơ hình tranh tụng và mơ hình xét hỏi, nhưng nặng về việc xét hỏi. Tại phiên tòa, Thẩm phán tham gia vào việc xét hỏi bị cáo và những người tham gia tố tụng, áp dụng các biện pháp pháp luật quy định để chứng minh làm rõ bị cáo phạm tội hay không phạm tội. Trên cơ sở đó mới ra phán quyết, kết tội và quyết định hình phạt với họ.

Hơn thế nữa, mặc dù BLTTHS hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể nhưng các Thẩm phán xét xử vụ án hình sự đều thừa nhận quyền im của người bị bắt, người bị tam giữ, bị can, bị cáo. Bởi lẽ, theo các quy định của

pháp luật hình sự, việc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không khai nhận hành vi phạm tội của mình thì cũng khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo theo quy định tại Điều 308 của BLHS và cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của BLHS. Trong trường hợp bị can, bị cáo thành khẩn khai báo thì lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thậm chí trong giai đoạn điều tra họ khơng khai báo hoặc khai báo gian dối nhưng tại phiên tịa lại thành khẩn khai báo thì họ vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “thành khẩn khai báo” theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 của BLHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 55 - 57)