Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 81 - 83)

- Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình

3.2.Giải pháp hoàn thiện pháp luật

nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Có thể thấy rằng tố tụng hình sự nước ta là tố tụng thẩm vấn nhưng đã đan xen các yếu tố tranh tụng trong quá trình tố tụng, nổi bật là tranh tụng tại phiên tòa. Mặc dù vậy, tranh tụng vẫn chưa được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam. Việc luật hóa nguyên tắc tranh tụng có ý nghĩa rất quan trọng, nguyên tắc này là kim chỉ nam cho hoạt động của Thẩm phán trong việc xét xử các vụ án hình sự. Với nguyên tắc tranh tụng, Thẩm phán sẽ phải thực sự đóng vai trò là người trọng tài, phán quyết vụ án chủ yếu trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần Nghị quyết 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị. Một phiên tịa tranh tụng sẽ buộc hoạt động của tất cả những chủ thể tham gia phiên tòa và các chủ thể tham gia giai đoạn trước phiên tòa sẽ phải “chuyên nghiệp” hơn. Sự hiện diện của nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS là cơ sở pháp lý quan trọng để các bên tranh tụng được bình đẳng với nhau trong việc thực hiện chức năng tranh tụng của mình và Tồ án với chức năng xét xử là vị trọng tài vô tư, khách quan, điều khiển, quyết định kết quả của quá trình tranh tụng. Với ưu điểm đó, nguyên tắc tranh tụng cần sớm được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản trong BLTTHS Việt Nam giữ vai trò chi phối và định hướng mọi hoạt động cũng như hành vi tranh tụng của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình TTHS.

BLTTHS nên ghi nhận nguyên tắc tranh tụng với những nội dung chính sau đây:

- Khẳng định sự tách bạch giữa các chức năng cơ bản của TTHS là chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử. Những chức năng này do các chủ thể khác nhau thực hiện;

- Khẳng định sự bình đẳng của bên buộc tội và bào chữa trong hoạt động thu thập, đưa ra các chứng cứ, các yêu cầu và tranh luận về các vấn đề có liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 81 - 83)