Giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán TAND cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 107 - 114)

- Khẳng định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng Toà án phải tạo điều

3.3.7.Giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán TAND cấp quận, huyện

Thẩm phán TAND cấp quận, huyện

huyện tại Hà Nội vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa tương xứng với vị trí, vai trị của cơ quan Tòa án và các yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Ngành Tịa án Hà Nội có 30 đơn vị cấp huyện trong đó chỉ có một số Tịa án cấp huyện có trụ sở rộng rãi, cịn lại cơ bản Trụ sở làm việc các huyện rất chật chội (ví dụ như TAND Quận Đống Đa), hay có những Tịa án phải đi th địa điểm vì chưa có đất để xây dựng như TAND quận Bắc Từ Liêm.

Bên cạnh đó việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động chuyên mơn nghiệp vụ của ngành Tịa án cịn hạn chế. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc và bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên của ngành Tòa án còn bất cập, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ; chưa xây dựng được quy hoạch phát triển tồn diện của ngành Tịa án.

Để nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán TAND cấp quận, huyện, ngồi việc đổi mới các chính sách, chế độ đối với Thẩm phán, cần đặc biệt chú trọng tới các giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán, cụ thể như sau:

Một là, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho các Tòa án. Ngân sách

phân bổ cho hoạt động của ngành Tòa án hiện nay được thực hiện theo cơ chế phân bổ kinh phí theo số lượng biên chế đã gây ra nhiều bất cập, hạn chế trong việc bảo đảm hoạt động của ngành Tịa án. Cơ chế “khốn chi” trên thực tế chỉ có thể phù hợp với hoạt động hành chính khi mà các hoạt động đó có thể dự liệu trước vì chúng có tính chất đơn giản và lặp đi lặp lại. Ngược lại, các hoạt động xét xử phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phức tạp, tính chất của từng loại vụ án nên khó có thể áp dụng “khốn”. Vì ngân sách được phân bổ hạn chế nên các Toà án phải cố gắng hoạt động trong khoản ngân sách được phân bổ. Một số Toà án nhận được sự hỗ trợ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cung cấp cho một số hoạt động cụ thể của Toà án, như mua sắm trang thiết bị, chi phí xét xử lưu động, tổ chức sự kiện của ngành Toà án… Tuy nhiên, các khoản

hỗ trợ này chỉ được cấp trên cơ sở đề nghị của Tồ án mà khơng phải là hỗ trợ thường xuyên. Thực trạng này dễ dẫn tới hậu quả (i) Toà án sẽ thiếu ngân sách để hoạt động; (ii) Toà án sẽ cắt giảm “chất lượng” của hoạt động của Tồ án để giảm chi phí, ví dụ như khơng u cầu giám định tư pháp; hoặc cắt giảm khối lượng công việc của luật sư chỉ định do Tồ án mời.

Do đó, cần phải đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho ngành Tòa án theo hướng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động và hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống Tịa án. Tồ án phải được cung cấp đủ tài chính thơng qua cơ chế cấp ngân sách hoạt động minh bạch, rõ ràng và không bị phụ thuộc, ảnh hưởng vào cơ quan phê duyệt ngân sách để bảo đảm được tính độc lập của mình. Chiến lược Cải cách tư pháp đến 2020 đã xác định:

Nhà nước bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước…. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động tư pháp theo hướng ngân sách tư pháp do Quốc hội phân bổ và giao các cơ quan tư pháp địa phương quản lý và sử dụng, có sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan tư pháp trung ương; có cơ chế cho phép địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp từ khoản vượt thu ngân sách của địa phương [10]. Phương thức này hạn chế những tác động từ các nguồn cung cấp ngân sách khác ngồi hệ thống Tồ án như chính quyền địa phương. Phương thức cấp ngân sách từ TANDTC xuống các Toà án địa phương như hiện nay được các Thẩm phán ủng hộ. Khi ngành Tòa án được chủ động hơn về ngân sách hoạt động của mình thì tính độc lập của Tịa án sẽ tốt hơn hay nói cách khác là sẽ bảo đảm được vị trí nhất định của quyền lực tư pháp. Để hạn chế được những tiêu cực trong cơng tác tự quản về ngân sách của Tồ án, công tác quản

lý tài chính của Tồ án cần phải được minh bạch, công khai.

Hai là, tăng cường và đảm bảo các điều kiện hỗ trợ Thẩm phán, bao

gồm cả các điều kiện về vật chất cũng như yếu tố về con người. Hiện nay, các Thẩm phán tại Tòa án cấp quận, huyện ở Hà Nội đều đã được trang bị máy tính cá nhân (bao gồm máy tính để bàn và máy tính xách tay). Các điều kiện vật chất khác như: đồ dùng văn phòng, máy điều hoà, internet, nước sạch, sách báo... được trang bị cho các Thẩm phán tại Tòa án cấp quận, huyện ở Hà Nội là tốt hơn so với các Thẩm phán ở các địa phương khác. Tuy nhiên, phần lớn trụ sở của các Toà án ở các thành phố lớn lại nhỏ hơn so với trụ sở tại các tỉnh, huyện ở nông thôn hay miền núi. Tình trạng các Thẩm phán hoặc thư ký Tòa phải ngồi chung phòng làm việc từ 3-4 người là phổ biến ở thành phố. Trong khi tại các Tịa án ở nơng thơn, miền núi thì các Thẩm phán thường có phịng riêng hoặc ngồi chung với thư ký của mình. Các Thẩm phán đều có thư ký riêng để hỗ trợ mình trong cơng việc, chưa kể đến các thư ký, cán bộ Tòa án ở các bộ phận chuyên trách khác... .

Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động của Tòa

án. Hiện nay, ngành Tồ án cũng đã có chủ trương phát triển hệ thống ghi âm và ghi hình cho các Tồ án tỉnh nhằm bảo đảm nguyên tắc xét xử công khai và nâng cao chất lượng phiên Tòa. Tuy nhiên, ở các Tòa án quận, huyện tại Hà Nội hiện nay vẫn chưa được triển khai phát triển hệ thống này. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cho thấy việc lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống ghi âm, ghi hình tại các Tịa án cấp quận, huyện tại Hà Nội hiện nay là rất cần thiết. Khối lượng công việc tại các Tịa án này là vơ cùng lớn, thêm vào đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực dễ gây nên những sai sót khơng đáng có trong q trình xét xử vụ án. Vì vậy, phát triển hệ thống ghi âm, ghi hình trong tồn ngành Tịa án, đặc biệt là đối với những Tòa án ở một thành phố lớn như Hà Nội là quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử.

Đồng thời, cần phát triển trang thông tin điện tử riêng của Tồ án mình nơi công bố các thông tin lịch xét xử, mẫu đơn và các hoạt động của Tịa án. Cổng thơng tin điện tử của TANDTC công khai cho tất cả mọi người truy cập trừ một số phần liên quan đến nghiệp vụ của riêng bộ phận thống kê và tin học.

Ngoài ra, xây dựng hệ thống giao ban trực tuyến và dự án xây dựng trung tâm dữ liệu và hệ thống phần mềm quản lý các loại vụ án cũng cần được nghiên cứu và đưa vào áp dụng tại các Tòa án cấp quận, huyện.

KẾT LUẬN

Tòa án là cơ quan thực thi công lý của một chế độ nhà nước, giữ vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp, trong đó Thẩm phán là người thay mặt Tòa án được giao nhiệm vụ xét xử, nên Thẩm phán cũng thể hiện vị trí trung tâm của mình. Thẩm phán là người thay mặt Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc kết thúc một quá trình tố tụng, phán quyết một hay một vài người nào đó là có tội hay khơng và hậu quả pháp lý kèm theo nếu họ có tội. Chỉ có Thẩm phán mới được vinh dự để pháp luật trao cho nhiệm vụ quan trọng này, thơng qua đó thấy được vị trí của Thẩm phán trong xã hội cũng như trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Pháp luật Nhà nước đã quy định quyền và nghĩa vụ cho Thẩm phán trong các văn bản quy phạm như: Luật Tổ chức TAND, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND, BLTTHS… Các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho Thẩm phán thực hiện tốt chức năng xét xử của mình. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử Thẩm phán chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình, như C.Mác đã từng nói đối với người Thẩm phán thì vị tư lệnh (hay cấp trên của họ) chính là pháp luật. Thẩm phán thực hiện quyền lực công, các phán quyết của Thẩm phán nhân danh Nhà nước, nhân danh công lý, đồng thời các phán quyết đó cịn ảnh hưởng sinh mạng chính trị của con người, quyền và lợi ích thiết thân của từng con người. Do đó, yêu cầu của công tác xét xử là phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Qua những phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn xét xử, có thể nói Thẩm phán nói chung và Thẩm phán cấp quận, huyện nói riêng có một vai trị hết sức quan trọng trong xét xử vụ án hình sự. Trên cơ sở thực tiễn số liệu cụ thể ở địa bàn Thành phố Hà Nội, cho thấy phần lớn các Thẩm phán cấp quận, huyện địa bàn Thành phố Hà Nội hiện

nay đã và đang thực hiện đúng và đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn được giao phó, góp phần giáo dục, trừng trị kịp thời, có hiệu quả những kẻ phạm tội, nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ các quyền con người, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời, thơng qua việc xét xử tại phiên tịa, Thẩm phán góp phần vơ cùng to lớn, có hiệu quả trong công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật. Mặc dù vậy, thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy vẫn cịn những thiếu sót, hạn chế nhất định trong việc xét xử các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện của địa bàn Thành phố Hà Nội. Do đó, cần thực hiện tốt, đồng bộ và đầy đủ các biện pháp về pháp luật và các giải pháp khác nhằm ngày càng hoàn thiện và khẳng định hơn nữa vai trị của Thẩm phán nói chung và Thẩm phán TAND cấp quận, huyện nói riêng trong xét xử các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 107 - 114)