Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 34 - 35)

Xét xử tập thể là đòi hỏi của nền tư pháp dân chủ và thực tiễn xã hội tiến bộ. HĐXX biểu quyết theo đa số. Quyết định được đưa ra là căn cứ trên kết quả thảo luận của tập thể HĐXX, chứ không phải là ý kiến của một cá nhân nào. Các thành viên HĐXX xem xét đánh giá về từng vấn đề, rồi biểu quyết lấy ý kiến đa số về quyết định hình phạt, về trách nhiệm dân sự….

Tuy việc xét xử là tập thể, nhưng vai trò của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là quan trọng nhất. Thẩm phán giữ vai trò chủ động trong việc xét xử. Tính chủ động của Thẩm phán thể hiện trong việc điều khiển phiên tòa và trong việc nghị án. Thẩm phán có thể phân tích, giải thích pháp luật, phân tích, đánh giá về chứng cứ để cho các Hội thẩm tham khảo rồi biểu quyết theo đa số.

Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ, công bằng trong xét xử. Mặc dù Thẩm phán có vị trí và vai trị quan trọng, nhưng mọi quyết định của Thẩm phán cần phải được kiểm tra, chế ước bởi nguyên tắc xét xử tập thể. Khi thực hiện chức năng xét xử, Thẩm phán không phải được trao quyền lực tuyệt đối, mà mọi vấn đề đều được xem xét và quyết định bởi tập thể HĐXX. Tuy nguyên tắc này có chế ước quyền của Thẩm phán, nhưng khơng vì thế mà hạ thấp vai trị của Thẩm phán mà còn nâng cao vị thế của Thẩm phán, bởi lẽ thông quan nguyên tắc xét xử tập thể thì những phán quyết sẽ được đảm bảo tính đúng đắn cao hơn, và thơng qua đó tạo được niềm tin lớn hơn ở xã hội, góp phần nâng cao vị thế của Thẩm phán.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 34 - 35)