Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán trong công tác xét xử các vụ án hình sự cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 94 - 96)

- Khẳng định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng Toà án phải tạo điều

3.3.3.Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán trong công tác xét xử các vụ án hình sự cấp quận, huyện

Thẩm phán trong công tác xét xử các vụ án hình sự cấp quận, huyện

động và uy tín của hệ thống các cơ quan tư pháp, nơi thể hiện rõ nhất bản chất nhân dân, tính cơng bằng, cơng lý và dân chủ trong hoạt động tư pháp, trong đó Thẩm phán có vai trị trung tâm, là thành phần chính tạo nên chất lượng, hiệu quả của hoạt động xét xử. Chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử không chỉ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các Thẩm phán mà còn phụ thuộc vào năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán. Nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán Tòa án các cấp quận, huyện là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Để làm tốt vấn đề này thì cần phải thực hiện các giải pháp:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về tuyển chọn, bổ nhiệm

Thẩm phán; các quy định về quyền hạn của các cấp xét xử; quy định chặt chẽ chế độ, tiêu chuẩn đào tạo, tuyển dụng; quy định và tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xun về trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán; quy định chặt chẽ tiêu chuẩn và thực hiện nghiêm túc, khoa học công tác bổ nhiệm Thẩm phán và lãnh đạo các cơ quan Tòa án các cấp.

Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ cho Thẩm phán. Ngoài việc cử Thẩm phán đi đào tạo, bồi dưỡng theo định kỳ, cần tạo điều kiện thuận lợi và động viên, khuyến khích Thẩm phán tự học tập nâng cao năng lực, trình độ của mình. Mỗi Thẩm phán phải thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật và các kỹ năng nghề nghiệp khác phục vụ cho việc xét xử vụ án.

Thứ ba, thường xuyên tổng kết thực tiễn xét xử nhằm thống kê kinh

nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác xét xử. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội nghị, tọa đàm về kinh nghiệm xét xử để trao đổi những kinh nghiệm giải

quyết vụ án giữa các Thẩm phán.

Thứ tư, phân cơng nhiệm vụ hợp lý, phù hợp với trình độ và năng lực

chuyên môn của Thẩm phán; tăng cường công tác kiểm tra, tạo điều kiện cần thiết để các Thẩm phán hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể là đối với Thẩm phán sau khi được bổ nhiệm và được phân công xét xử thuộc lĩnh vực hình sự thì phải được tập huấn chuyên sau về kỹ năng xét xử các vụ án hình sự, bao gồm tồn bộ các kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, kỹ năng đánh giá chứng cứ qua việc nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng tổ chức và điều khiển phiên tòa, kỹ năng viết bản án… Để nâng cao những kỹ năng này đồi hỏi bản thân mỗi Thẩm phán phải có sự nhanh nhạy trong nhận định vấn đề, giải quyết vấn đề, đồng thời nắm vững, sâu, rộng các kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học và xã hội khác.

Thứ năm, cần mạnh dạn áp dụng các quy định về tổ chức thi sát hạch

thường xuyên đối với đội ngũ Thẩm phán. Đối với các Thẩm phán năng lực cịn yếu khơng đạt u cầu qua sát hạch, cần có kế hoạch đào tạo lại, phân cơng nhiệm vụ khác phù hợp hơn hoặc xử lý kiên quyết trong các kỳ xem xét tái bổ nhiệm.

Các giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán trong là những biện pháp nhằm kiện tồn, đổi mới quy mơ, đổi mới cơ chế quản lý, chế độ quan hệ công tác; tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, nhằm xây dựng trên phạm vi cả nước một hệ thống các Tịa án có cơ cấu tổ chức và biên chế hoạt động có hiệu quả, phù hợp điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là biện pháp quan trọng và cấp bách trong tình hình hiện nay, khi mà cơ cấu tổ chức của các Tòa án còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 94 - 96)