Thực tiễn tình hình xét xử các vụ án hình sự của TAND quận, huyện ở Hà Nội trong giai đoạn 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 50 - 55)

huyện ở Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, là thành phố đơng dân cư thứ hai của cả nước với các tầng lớp dân cư có trình độ học vấn, ý thức pháp luật khác nhau từ khắp các vùng miền đổ về học tập, sinh sống và làm việc. Với diện tích 3.345km2; số lượng dân cư hơn 7 triệu người sinh sống phân bổ tại 30 quận, huyện gồm: Các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xn, Hà Đơng, Hồng Mai, Long Biên, Bắc từ Liêm, Nam Từ Liêm. Các huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Đơng Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hồi Đức, Ba Vì, Thạch Thất, Đan Phượng, Phú Xun, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, và một thị xã Sơn Tây. Tương ứng với mỗi quận, huyện thì có một Tịa án theo đơn vị hành chính, có trụ sở độc lập gọi chung là cấp huyện. Mỗi TAND cấp huyện có cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động gồm một Chánh án, hai đến ba Phó Chánh án, các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, và các cán bộ khác làm công tác hỗ trợ cho công tác xét xử.

Từ khi thành lập đến nay, với cơng việc của mình, đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự, 30 TAND quận, huyện tại thành phố Hà Nội đã hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị đó là giữ vai trị quan trọng trong cơng tác đấu

tranh, phòng chống tội phạm, tham gia giáo dục pháp luật, trừng trị thích đáng người phạm tội, góp phần giữ vững trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị cho địa phương. Điều này có sự góp phần khơng nhỏ của đội ngũ Thẩm phán cấp quận, huyện.

Theo số liệu thống kê tại Phòng tổ chức cán bộ TAND Thành phố Hà Nội, số lượng Thẩm phán TAND cấp huyện tại Hà Nội năm 2009 là 258 người. Đến ngày 31/12/2013 số lượng biên chế Thẩm phán cấp quận, huyện là 283 người; trong đó có 01 người có trình độ Tiến sỹ luật; 32 người có trình độ Thạc sỹ luật cịn lại 100% có trình độ cử nhân Luật và một điều kiện tiên quyết đó là họ phải là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời do đặc thù của xét xử của TAND cấp quận, huyện, chưa thành lập Tòa chuyên trách cho từng loại quan hệ pháp luật, do đó các Thẩm phán phải kiêm nhiệm xét xử thêm một số loại vụ án. Cụ thể là một Thẩm phán có thể ngồi việc xét xử các vụ án Hình sự, họ được phân công giải quyết thêm các quan hệ khác được pháp luật điều chỉnh như: Dân sự, Hơn nhân và Gia đình, Kinh doanh Thương mại, Hành chính, Lao động. Tại luận văn này, chỉ nêu lên một mảng cơng tác mà các Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp huyện đã thực hiện. Đó là về cơng tác xét xử các vụ án hình sự.

Theo các báo cáo tổng kết công tác xét xử của TAND thành Hà Nội, từ năm 2009 đến 2013, các TAND quận, huyện đã xét xử các loại vụ án như sau: Năm 2009: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 18.808 vụ (tăng 923 vụ), so với năm 2008; giải quyết 18.000 vụ (tăng 1.055 vụ), đạt tỷ lệ giải quyết 95,7%, còn lại 808 vụ.

Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 16.908 vụ; Cơng tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 6.627 vụ/10.939 bị cáo; giải quyết 6.605 vụ/ 10.905 bị cáo (tăng 661 vụ so với năm 2008), đạt tỷ lệ giải quyết 99,6%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 434 vụ/780 bị cáo. Đã tổ chức được 1.195 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương.

Năm 2010: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 18.840 vụ, giải quyết 18.057 vụ, đạt tỷ lệ 95,84%, còn lại 783 vụ. So với cùng kỳ, thụ lý tăng 32 vụ, giải quyết tăng 57 vụ.

Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 17.345 vụ; Công tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: Thụ lý 6.725 vụ/12.181 bị cáo; giải quyết 6.669 vụ/ 11.991 bị cáo đạt tỷ lệ giải quyết 99,1%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 501 vụ/1.235 bị cáo. Đã tổ chức được 1.005 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương.

Năm 2011: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 21.104 vụ, giải quyết 20.480 vụ, đạt tỷ lệ 97%, còn lại 624 vụ. So với năm 2010, thụ lý tăng 2.264 vụ, giải quyết tăng 2.423 vụ.

Cấp quận, huyện thụ lý tất cả các loại vụ, việc là 19.018 vụ; Cơng tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 6.972 vụ/15.493 bị cáo; giải quyết 6.950 vụ/ 15.318 bị cáo; đạt tỷ lệ giải quyết 99,7%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 473 vụ/1.224 bị cáo. Đã tổ chức được 1.481 vụ phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương.

Năm 2012: Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 23.521 vụ, giải quyết 21.749 vụ, đạt tỷ lệ 92.5%. So với năm 2011, thụ lý tăng 2.417 vụ, giải quyết tăng 1.269 vụ.

Cấp quận, huyện giải quyết tất cả các loại vụ, việc là 20.554 vụ; Cơng tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: thụ lý 7.892 vụ; giải quyết 7.862 vụ; đạt tỷ lệ giải quyết 99,6%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 529 vụ/1.593 bị cáo. Đã tổ chức được 2.565 vụ án hình sự xét xử lưu động tại địa phương.

Năm 2013:

Toàn ngành thụ lý tất cả các loại vụ việc là 25.996 vụ, giải quyết 25.139 vụ, đạt tỷ lệ 96,7%. So với năm 2012, thụ lý tăng 2.475 vụ, giải quyết tăng 3.390 vụ.

Cấp quận, huyện thụ lý tất cả các loại vụ, việc là 22.707 vụ; Cơng tác giải quyết án Hình sự cấp quận, huyện: Thụ lý 7.580 vụ; giải quyết 7.523 vụ đạt tỷ lệ giải quyết 99,2%. Đã hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát 429 vụ/1.393 bị cáo. Đã tổ chức được 2.065 vụ phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương.

Qua các số liệu trên, nhận thấy: năm 2009 số lượng các vụ án hình sự mà các TAND cấp quận, huyện tại thành phố Hồ Hà Nội thụ lý 6.627 vụ, giải quyết 6.624 vụ; năm 2010 thụ lý 6725 vụ giải quyết 6.669 vụ (tăng 98 vụ); năm 2011 thụ lý 6.972 vụ giải quyết 6.950 vụ (tăng 247 vụ); năm 2012 thụ lý 7.892 vụ giải quyết 7.862 vụ (tăng 920 vụ); năm 2013 thụ lý 7.580 vụ giải quyết 7.523 vụ (giảm 312 vụ). Như vậy, số lượng các vụ án hình sự thụ lý tại các TAND cấp huyện tăng 896 vụ; trung bình mỗi năm tăng 180 vụ.

Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu giải quyết tất cả các vụ việc nói chung và án hình sự nói riêng của cấp quận, huyện từ năm 2009 đến năm 2013

Năm Số Thẩm phán cấp quận, huyện Tổng số vụ án đã giải quyết Số vụ án hình sự đã giải quyết Trung bình mỗi Thẩm phán giải quyết Năm 2009 258 16.908 6.624 65,5 vụ Năm 2010 268 17.345 6.669 64,7vụ Năm 2011 287 19.018 6.950 66,2 vụ Năm 2012 279 20.554 7.862 73,6 vụ Năm 2013 283 22.707 7.523 80,2 vụ

Nguồn: Văn phòng tổng hợp TAND Thành phố Hà Nội. Theo bảng thống kê trên thì mỗi Thẩm phán bình quân mỗi năm xét xử 70 vụ án. Tuy nhiên đối với các Chánh án và Phó Chánh án thì do phải tập trung nhiều cho cơng tác quản lý nên tham gia xét xử ít hơn. Trên thực tế, mỗi Thẩm phán cấp TAND cấp quận, huyện tại Thành phố Hà Nội hàng năm xét xử trên 80 vụ án, mỗi tháng xét xử gần 7 vụ án các loại và xét xử một số lượng lớn các vụ án Hình sự, trong đó có rất nhiều vụ án có tính chất phức

tạp, đơng người. Về cơ bản Tòa án cấp huyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, điều đó có sự góp phần to lớn của đội ngũ của Thẩm phán trong việc hoàn thành nhiệm vụ chung. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán làm cơng tác xét xử án hình sự của Tịa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà nội đảm bảo tốt, đã đưa ra xét xử kịp thời, đảm bảo đúng thời hạn xét xử, khơng có án q hạn, nhất là các vụ án điểm, án theo thủ tục rút gọn. Một số vụ án có đơng bị cáo tham gia, phức tạp nhưng cũng được xét xử trong thời gian quy định của pháp luật. Đặc biệt trong giai đoạn 2009 – 2013 khơng có vụ án nào xét xử oan, sai.

Việc xét xử của đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện đã bám sát tinh thần Nghị quyết số 08/NQ – TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/NQ – TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, phán quyết của Hội đồng xét xử dựa trên các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tịa. Q trình giải quyết vụ án được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn. Chất lượng các bản án và quyết định đã được nâng lên.

Trong quá trình giải quyết các vụ án Hình sự của Thẩm phán TAND cấp huyện đã áp dụng đúng quy định của pháp luật tố tụng Hình sự như: phạt tù nhưng cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, phạt tiền và cảnh cáo đảm bảo đúng người, đúng tội, khơng xử oan người khơng có tội. Đường lối xét xử cơ bản phù hợp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương. Việc quyết định hình phạt tương xứng với mức độ, hành vi phạm tội và hậu quả tác hại của tội phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đúng với các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng tác Tịa án trong thời gian qua vẫn còn những khiếm khuyết, tồn tại. Đó là tỷ lệ các bản án

Hình sự của Tịa án cấp huyện bị Tịa án Hà nội hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán chưa giảm mạnh; chất lượng tranh tụng tại phiên tòa vẫn còn hạn chế; một số cán bộ, cơng chức suy thối về đạo đức, lối sống hoặc bị xử lý kỷ luật làm giảm lòng tin của nhân dân với cơ quan Tịa án... Đây cũng chính là những tồn tại, yếu kém, bất cập trong cơng tác của ngành Tịa án Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 50 - 55)