Giải pháp đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán của TAND cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 87 - 91)

- Khẳng định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng Toà án phải tạo điều

3.3.1.Giải pháp đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán của TAND cấp quận, huyện

của TAND cấp quận, huyện

Hiện nay, toàn ngành Tịa án có 4.957 Thẩm phán, song so với chỉ tiêu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ, đội ngũ Thẩm phán tồn ngành cịn thiếu 1.198 người. Một số địa phương ở các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc rất thiếu nguồn cán bộ để tuyển dụng, trong khi chưa có các giải pháp thật hiệu quả để tạo nguồn cán bộ cho các Tòa án vùng sâu, vùng xa. Đáng chú ý, TAND cấp huyện là nơi giải quyết xét xử theo thủ tục sơ thẩm trên 80% các loại vụ án thuộc thẩm quyền của ngành TAND lại thiếu đến 1.030 Thẩm phán.

Theo thống kê của Toà án nhân thành phố Hà nội đến tháng 8/2014 thì số lượng Thẩm phán của TAND cấp huyện là 283 cịn thiếu 61 biên chế.

Bên cạnh đó, tuy 100% Thẩm phán bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ cử nhân luật và thời gian làm công tác pháp luật nhưng mặt bằng đào tạo, kinh nghiệm và năng lực công tác của đội ngũ Thẩm phán giữa các khu vực cũng không đồng đều đã tạo ra những tác động, ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả

và chất lượng cơng tác của Tịa án; điển hình là tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán vẫn chưa giảm mạnh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hiện nay, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán vẫn còn rườm rà về thủ tục hồ sơ, nhất là thủ tục phải qua ý kiến của cấp ủy địa phương đối với việc đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán. Trong thực tế, đã có những trường hợp giữa cấp ủy địa phương và Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán chờ đợi ý kiến của nhau...

Do đó, để có được những Thẩm phán thực sự có năng lực, cần mở rộng nguồn tuyển chọn Thẩm phán, không chỉ từ đội ngũ cán bộ trong các cơ quan tư pháp (chủ yếu hiện nay là đội ngũ thư ký Tòa án và thẩm tra viên Tòa án các cấp) mà còn “mở rộng nguồn” tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán từ các luật sư, luật gia và các chuyên gia về pháp luật.

Cụ thể, người trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia sẽ được Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm làm Trợ lý Thẩm phán (người dự tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia có thể là cơng chức, viên chức Tịa án hoặc tham gia cơng tác pháp luật ngồi Tịa án như: Luật sư, Luật gia hoặc những người có trình độ cử nhân Luật, đang cơng tác, học tập ở các cơ quan, tổ chức khác). Sau thời gian làm Trợ lý Thẩm phán, tùy thuộc vào phẩm chất đạo đức cũng như kinh nghiệm công tác dưới sự kèm cặp của các Thẩm phán, Trợ lý Thẩm phán sẽ được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán chính thức. Bên cạnh nguồn Trợ lý Thẩm phán, người đã có thời gian thực tiễn làm cơng tác Tịa án, chưa được bổ nhiệm làm Trợ lý Thẩm phán nhưng trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán quốc gia thì cũng được xem xét, đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán.

Mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán vì việc kết hợp thi tuyển với tuyển chọn Thẩm phán sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, mở rộng nguồn để xem xét,

đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán theo định hướng đã được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW. Bên cạnh đó, việc thi tuyển chỉ đặt ra đối với những người chưa là Thẩm phán mà không đặt ra đối với những người đã giữ chức danh Thẩm phán hiện nay nên sẽ khơng tạo ra tình trạng thiếu Thẩm phán. Như vậy, kết hợp thi tuyển với tuyển chọn Thẩm phán nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, bảo đảm lựa chọn được những người thực sự có đức, có tài, có năng lực tham gia làm cơng tác xét xử… là một phương án khả thi.

Bên cạnh đó chất lượng của đội ngũ Thẩm phán phụ thuộc nhiều vào chất lượng hoạt động của Hội đồng tuyển chọn và từng thành viên của Hội đồng tuyển chọn. Theo quy định của Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 2002, thì hiện nay có Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân tối cao, Thẩm phán Tòa án quân sự Trung tương, 63 hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trung cấp, sơ cấp và các hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự; chất lượng hoạt động của các hội đồng có sự khác nhau, cách thức, quy trình làm việc của các hội đồng có sự khác nhau, trình độ, năng lực của thành viên các hội đồng cũng khác nhau; do đó, cơng tác tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm Thẩm phán, đặc biệt là các Thẩm phán TAND địa phương chưa bảo đảm chất lượng đồng đều, ảnh hưởng đến yêu cầu luân chuyển, điều động Thẩm phán giữa các địa phương.

Cùng với đó, việc đổi mới toàn diện cơ chế tuyển chọn Thẩm phán theo hướng chuyển đổi hình thức tuyển chọn Thẩm phán thơng qua việc thi tuyển cấp quốc gia sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa những ứng cử viên cho chức danh Thẩm phán. Đây cũng sẽ là điều kiện tốt cho việc điều động, luân chuyển Thẩm phán, bảo đảm tốt hơn cho tính độc lập của Tòa án, giảm bớt sự phụ thuộc của Thẩm phán vào các thiết chế quyền lực nhà nước.

của Thẩm phán (5 năm) là ngắn và chưa phù hợp, ít nhiều tạo tâm lý khơng yên tâm làm việc của Thẩm phán, thậm chí có nhiều trường hợp cịn có tâm lý e ngại trước những tác động của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm; nhất là khi đến gần thời điểm tiến hành bổ nhiệm lại. Đây là một trong những nguyên nhân làm nguyên tắc độc lập của Thẩm phán khi xét xử bị ảnh hưởng. Nhiệm kỳ Thẩm phán quá ngắn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tổ chức, quản lý của Tòa án, gây tốn kém thời gian, vật chất cho công tác tái bổ nhiệm. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán trong Luật tổ chức TAND (sửa đổi). Theo đó trong dự thảo Luật quy định theo hướng kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán (hoặc quy định Thẩm phán được bổ nhiệm và giữ chức danh Thẩm phán cho đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác; hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán lên 10 năm). Quy định theo hướng này sẽ tạo điều kiện cho Thẩm phán yên tâm làm nhiệm vụ, thực hiện tốt nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử, bảo đảm cho các phán quyết mà Thẩm phán đưa ra khách quan, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, quy định kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán cũng sẽ tiết kiệm được những chi phí về thời gian, vật chất cho cơng tác tái bổ nhiệm.

Về tuổi làm việc của Thẩm phán: Nên tăng tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán cấp huyện được làm việc đến 65 tuổi không phân biệt nam, nữ. Quy định về độ tuổi của Thẩm phán theo hướng nêu trên sẽ khắc phục được tình trạng lãng phí những Thẩm phán có trình độ, kinh nghiệm cao, vẫn cịn khả năng đảm đương tốt nhiệm vụ Thẩm phán nhưng phải nghỉ hưu theo quy định áp dụng chung đối với các cán bộ, cơng chức Nhà nước. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian làm việc đối với Thẩm phán sẽ làm giảm nhu cầu phải đào tạo, bổ nhiệm Thẩm phán mới, khắc phục tình trạng thiếu Thẩm phán. Hơn nữa, cho dù có được đào tạo, bổ nhiệm mới thì các Thẩm phán mới cũng cần

có thời gian để tích lũy được kinh nghiệm mới có thể làm tốt nhiệm vụ xét xử. Về chất lượng đội ngũ Thẩm phán: Số Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu đều có trình độ đại học Luật và đều được đào tạo nghiệp vụ xét xử.Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại tình trạng Thẩm phán vẫn chưa có bằng đại học Luật. Ngun nhân của tình trạng này chủ yếu do quá trình hình thành đội ngũ cán bộ Tòa án, đội ngũ Thẩm phán trong những năm trước đây được xuất phát từ những nguồn khác nhau, tiêu chuẩn về chuyên môn chưa được chú ý, quan tâm đúng mức mà chỉ chú ý đến tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức và yêu cầu có người để giải quyết cơng việc.

Về kinh nghiệm và năng lực công tác: hiện nay đa số Thẩm phán TAND cấp huyện trên địa bàn Hà nội đã được bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ 2 nhiều trường hợp được bổ nhiệm tiếp nhiệm kỳ thứ 3 cho nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm cơng tác. Tuy nhiên, một số Thẩm phán còn hạn chế về năng lực, chất lượng xét xử khơng cao. Đánh giá sự thiếu sót, khuyết điểm của đội ngũ Thẩm phán tại kết luận Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai công tác năm 2012, Chánh án TAND tối cao đã nêu:

Trong một số trường hợp tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật của Thẩm phán cịn yếu, khơng giữ vững nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật để việc tác động trái pháp luật từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, cá biệt vẫn còn trường hợp cán bộ, Thẩm phán vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, phải xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, có đơn vị xảy ra mất đồn kết nội bộ, làm ảnh hưởng đến công tác của đơn vị [35].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 87 - 91)