Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 73 - 76)

- Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình

2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những tồn tại hạn chế nêu trên trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vị trí, vai trị của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện hiện cịn tồn tại tuy khơng nhiều và khơng phải phổ biến thường xuyên, nhưng hiện vẫn còn hiện hữu rải rác. Nó được hình thành bởi nhiều ngun nhân chủ quan và khách quan.

* Nguyên nhân chủ quan

Năng lực chun mơn cịn hạn chế, việc áp dụng pháp luật chưa đúng dẫn đến việc xét xử chưa tương xứng với mức độ hành vi của người phạm tội, xét xử chưa nghiêm, xác định sai đường lối, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng, xác định sai tội danh... . Một số Thẩm phán có biểu hiện chủ quan, giải quyết án theo kinh nghiệm, lối mịn của những Thẩm phán trước mà khơng chủ động nghiên cứu áp dụng đúng theo pháp luật tố tụng hình sự.

Hiện nay, các Thẩm phán cấp quận, huyện tại Hà Nội thường giải quyết nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau, khơng chỉ riêng các vụ án hình sự mà cịn cả các vụ án về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính hoặc lao động. Do đó việc nghiên cứu về chuyên mơn chưa mang tính chun nghiệp và chun sâu.

Ngồi ra, vẫn cịn tình trạng một số cán bộ, Thẩm phán thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thiếu ý thức rèn luyện trong công tác.

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta còn nhiều bất cập, tồn tại. Nhiều quy định của BLTTHS được sửa đổi, bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn kịp thời, pháp luật chưa được rà sốt, hệ thống hóa thường xun gây khó khăn cho việc thực hiện, áp dụng. Việc tổng kết, rút kinh nghiệm và giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật của TANDTC trong một số loại tội còn chưa rõ ràng, kịp thời khiến cho nhiều Thẩm phán lúng túng, khó khăn trong việc giải quyết những vụ án hình sự khó, phức tạp dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất.

Hoạt động lao động của Thẩm phán là hoạt động mang tính quyền lực, nhân danh Nhà nước và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Vì vậy, nếu hệ thống pháp luật không đầy đủ, văn bản thiếu, văn bản này chồng chéo văn bản kia thì việc xét xử của Thẩm phán sẽ kém hiệu lực và hiệu quả. Thẩm phán khi gặp những tình huống phức tạp hoặc có chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thì việc xin ý kiến cấp trên là điều dễ hiểu và như vậy tính độc lập của Thẩm phán bị ảnh hưởng.

Thứ hai, về cơ bản hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử hiện nay

còn theo nếp cũ, nhiều thủ tục còn rườm rà, phức tạp chưa kịp thời đổi mới tư duy để thuận lợi cho việc áp dụng, quá trình tố tụng diễn ra còn chậm chạp, kéo dài và chưa tiết kiệm về thời gian và nhân lực, vật lực. Nhiều thủ tục cịn mang tính hình thức, dẫn đến người áp dụng thực hiện một cách đối phó và miễn cưỡng.

Thứ ba, cơ sở vật chất cho hoạt động xét xử của Thẩm phán còn hạn chế và chế độ lương bổng của Thẩm phán còn chưa hợp lý. Nhiều Tòa án còn phải đi thuê, hoặc mượn trụ sở như TAND Quận Bắc Từ Liêm, TAND Quận Hoàng Mai, TAND Quận Hà Đơng, nhiều trụ sở Tịa án qn chật chội hoặc xuống cấp như TAND huyện Chương Mỹ, Phú Xuyên...Trang thiết bị, điều

kiện làm việc của cấp huyện nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xét xử của Thẩm phán cấp huyện. Chế độ lương, phụ cấp của Thẩm phán chưa hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực của một số Thẩm phán. Một Thẩm phán chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và xét xử một cách công tâm khi mức lương của họ đủ để đảm bảo cuộc sống ở mức khá trong xã hội. Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay đời sống của đội ngũ Thẩm phán của nước ta nói chung và ở Hà nội nói riêng nhất là Thẩm phán cấp huyện cịn gặp rất nhiều khó khăn, lương và chế độ đãi ngộ của Thẩm phán không đủ ni Thẩm phán và gia đình bởi mức chi phí sinh hoạt tại Hà nội cao hơn rất nhiều lần so với các tỉnh thành khác. Do vậy trong những năn gần đây đã có hiện tượng Thẩm phán xin chuyển sang công tác khác. Nhiều cán bộ đã học qua lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử chờ bổ nhiệm Thẩm phán cũng chuyển sang ngành khác.

Hệ thống tin học của Ngành Tòa án Hà Nội cũng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Việc thiếu cập nhật về thông tin, nhất là về nhân thân của bị cáo, đặc biệt là giữa các Tòa án ở các huyện với nhau hoặc ở các địa phương khác, dẫn đến việc quyết định hình phạt và quyết định tổng hợp hình phạt đối với bị cáo nhiều khi cịn chưa chính xác.

Thứ tư, các Hội thẩm tham gia phiên tòa xét xử đa số chưa có đủ trình

độ, bản lĩnh để phối hợp cùng Thẩm phán ra một phán quyết công minh đúng pháp luật. Thường thì các hội thẩm chỉ tham gia phiên tòa một cách miễn cưỡng chiếu lệ, vì họ nghĩ Thẩm phán chủ tọa phiên tịa mới là người chịu trách nhiệm chính. Mặt khác năng lực nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng khác như Kiểm sát viên, Điều tra viên cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu chuyên môn. Những yếu tố này cũng gây ảnh hưởng lớn góp phần tạo nên những sai sót của Thẩm phán trong tố tụng hình sự.

Thứ năm, tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, quy mơ,

tội có tổ chức với nhiều đối tượng tham gia, Thẩm phán tập trung giải quyết phần nội dung thì lại lơ là trong phần tố tụng.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 73 - 76)