Giải pháp đổi mới chế độ, chính sách đối với Thẩm phán của TAND cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 103 - 105)

- Khẳng định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng Toà án phải tạo điều

3.3.5.Giải pháp đổi mới chế độ, chính sách đối với Thẩm phán của TAND cấp quận, huyện

TAND cấp quận, huyện

Từ những bất cập đã nêu ở chương 2, có thể thấy việc đổi mới chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Thẩm phán nói riêng cũng như cán bộ, cơng chức ngành TAND nói chung là vấn đề cấp thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chiến lược tiến hành cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành TAND, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch vững mạnh; đảm bảo chế độ tiền lương và phụ cấp phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tồ án trong hệ thống các cơ quan tư pháp và tương xứng với cường độ lao động đặc thù của Thẩm phán, cán bộ, cơng chức ngành Tịa án; đảm bảo cho cán bộ, cơng chức Tịa án có cuộc sống bằng tiền lương và các khoản phụ cấp đặc thù; nâng cao trách nhiệm và tạo động lực để khuyến khích Thẩm phán, cán bộ, cơng chức ngành TAND tận tâm, tận lực, yên tâm, gắn bó với ngành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để đạt được các mục tiêu đó, TAND tối cao cần đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, về đổi mới chế độ tiền lương và phụ cấp đối với Thẩm phán và cán bộ cơng chức ngành Tịa án theo hướng:

Thứ nhất, về chế độ tiền lương: xác định rõ mối quan hệ tiền lương giữa các khu vực: Tư pháp (Tòa án, Kiểm sát), lực lượng vũ trang, hành chính, các bậc lương chuyên môn nghiệp vụ đối với Thẩm phán, cán bộ công chức ngành Tịa án thuộc Bảng lương chun mơn, nghiệp vụ ngành Tòa án nhất là đối với Thẩm phán TAND cấp huyện phải được thiết kế cao hơn các bậc lương, thang lương thuộc Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các cơ quan hành chính Nhà nước ít nhất từ 2 bậc trở lên và chỉ thấp hơn các chức

danh tương ứng thuộc Bảng lương của lực lượng vũ trang.

Về chế độ phụ cấp thâm niên nghề: Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã quan tâm cho một số ngành được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc Công an nhân dân; công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu (Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang). Do vậy, với tính chất do đặc thù của ngành Toà án, TAND tối cao đề nghị Chính phủ xem xét để cán bộ ngành Toà án được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề nghiệp.

Thứ hai, về chế độ nhà công vụ và nhà ở: Để tạo điều kiện cho Thẩm phán, cán bộ, cơng chức thuộc diện ln chuyển, hồn thành tốt nhiệm vụ, đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét cấp kinh phí xây dựng nhà cơng vụ, hỗ trợ đối với Thẩm phán trong thời gian luân chuyển đi các huyện xa trung tâm thành phố để tăng cường công tác xét xử, cụ thể: Thẩm phán thuộc diện luân chuyển, sẽ có nhà cơng vụ để ở, được hỗ trợ thêm mỗi tháng bằng mức tiền lương tối thiểu và được hưởng các loại phụ cấp theo địa phương nơi được luân chuyển.

Về vấn đề nhà ở đối với Thẩm phán: Trong điều kiện tiền lương còn thấp, đời sống của Thẩm phán cịn nhiều khó khăn thì việc Nhà nước quy định được chính sách nhà ở phù hợp là một chính sách cần thiết và đặc biệt quan trọng để Thẩm phán ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc; để giữ và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống Tòa án, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành. Xây dựng chính sách về nhà ở cần dựa theo thâm niên cơng tác, vị trí cơng tác và bản thân Thẩm phán cùng góp vốn. Trong điều kiện hiên nay khi chưa thể ban hành được một chế độ về nhà ở đối với Thẩm phán, Nhà nước cần có chế độ phụ cấp về nhà ở cho Thẩm phán.

Thứ ba, về chế độ đào tạo, bồi dưỡng: Xây dựng các chương trình đào

tạo, bồi dưỡng tối thiểu, bắt buộc và nâng cao hàng năm theo quy định của Nhà nước và của TAND tối cao. Có chính sách hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện về thời gian nhằm khuyến khích các Thẩm phán tự học tập nâng cao trình độ bản thân. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán cần được cải tiến thường xuyên, không chỉ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chun mơn nghiệp vụ mà cịn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán; đặc biệt cần lưu ý đào tạo trình độ tin học, ngoại ngữ cho các Thẩm phán.

Thứ tư, về chế độ bảo vệ Thẩm phán: Vấn đề an toàn của Thẩm phán

Việt Nam, tuy khơng phải là vấn đề lớn, vẫn có một số tồn tại nhất định. Nhìn chung, trong môi trường an ninh ổn định và nghề Thẩm phán được xã hội kính trọng, đe dọa đối với an tồn của Thẩm phán và gia đình là khơng phổ biến. Tuy nhiên, tại phiên tịa, do bối cảnh có nhiều tâm trạng bức xúc, nhiều khi đương sự hoặc người liên quan đã có hành vi đe dọa Thẩm phán ngay tại phiên tịa, hay có những hành vi hành hung, trả thù. Để tránh sự xâm hại từ bên ngồi đối với bản thân và gia đình Thẩm phán, cần quy định một số biện pháp cần thiết và khả thi về bảo vệ Thẩm phán, theo đó cần xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của Thẩm phán, coi đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc quy định một số điều luật mới tương ứng với các hành vi nói trên. Bên cạnh đó, quy định bảo hiểm sức khỏe, tính mạng của Thẩm phán là bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi cho Thẩm phán trong trường hợp tính mạng, sức khỏe của họ bị xâm hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 103 - 105)