Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 105 - 107)

- Khẳng định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện việc tranh tụng Toà án phải tạo điều

3.3.6. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện

của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện

Trên cơ sở xem xét, đánh giá các ưu điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót của Thẩm phán cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng xét xử, đảm

bảo việc xét xử đúng người, đúng tội đúng pháp luật, hình phạt tương xứng với mức độ phạm tội của bị cáo đáp ứng có hiệu quả việc phịng chống tội phạm cần có những giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử như sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiên cứu đánh giá chính xác về chất lượng xét xử

án hình sự của đội ngũ Thẩm phán trên các phương diện như áp dụng pháp luật nội dung, áp dụng pháp luật tố tụng, trong đó chỉ ra nguyên nhân những hạn chế thiếu sót, đề ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng xét xử như tăng cường tập huấn, trao đổi nghiệp vụ, rút kinh nghiệm trong xét xử án hình sự.

Thứ hai, ban cán sự Đảng, Ủy ban Thẩm phán, Lãnh đạo TAND

thành phố Hà nội cần thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công tác xét xử các loại án của độ ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cũng như xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các trường hợp sai sót.

Thứ ba, tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra giám đốc, có biện

pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa Tịa hình sự và Phịng giám đốc kiểm tra trong hướng dẫn đường lối xét xử của ngành.

Thứ tư, nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của

Thẩm phán từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động xét xử của Thẩm phán cấp quận, huyện trong tồn ngành, Tịa án nhân nhân dân thành phố Hà nội cần thực hiện kiểm tra, theo dõi, đánh giá chất lượng công tác Thẩm phán hàng tháng, quý; ra thông báo nhắc nhở các Thẩm phán có số lượng, chất lượng giải quyết án không đảm bảo; kịp thời tuyên dương các Thẩm phán xét xử tốt trong tháng, quý.

Thứ năm, tăng cường công tác giám sát của các cơ quan Nhà nước, tổ

quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác giám sát, động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị việc khắc phục, sửa chữa. Tăng cường vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp. Trong một nền tư pháp của nhân dân thì nhân dân phải được tiếp cận thơng tin về hoạt động xét xử và giám sát hành vi của các Thẩm phán. Các tổ chức chính trị - xã hội có thể đóng vai trị giám sát tư pháp để làm tăng trách nhiệm của các Thẩm phán.

Thứ sáu, từng bước thực hiện cơng khai hóa bản án của Tòa án, trừ

những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục. Công bố bản án là việc chuyển tải toàn văn các quyết định và bản án của Tòa án tới cơng chúng một cách cơng khai. Mục đích của việc công bố phán quyết của Tòa án là nhằm làm cho công chúng thấy rõ quan điểm của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để xét xử và giám sát chất lượng của Thẩm phán khi tun bản án đó. Việc cơng bố bản án là hình thức cơng khai, minh bạch hóa chính sách và pháp luật, việc làm này được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bằng, đáp ứng địi hỏi của q trình hội nhập quốc tế, trong đó người dân thực sự được làm chủ xã hội thông qua việc được biết, được bàn, được kiểm tra việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp, của Tịa án. Cũng chính vì thế mà bản thân các Thẩm phán phải nâng cao năng lực chuyên môn để làm sao tuyên bản án được chính xác, đúng đường lối chính sách, đúng pháp luật được xã hội thừa nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội, giai đoạn 2009 2013) (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)