Giai đoạn ra đời Bộ luật dân sự năm 1995 đến trước Bộ luật dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam 03 (Trang 34 - 35)

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý tài sản thế

1.2.2. Giai đoạn ra đời Bộ luật dân sự năm 1995 đến trước Bộ luật dân sự

luật dân sự năm 2005

Với sự ra đời của BLDS 1995, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được quy định đầy đủ hơn, bao gồm các quy định chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và các quy định cụ thể về từng biện pháp như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, phạt vi phạm. Đây có thể xem là một bước tiến mới của dân luật nước ta trong cách tiếp cận về giao dịch bảo đảm. Giai đoạn này, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế có hiệu lực thi hành song song với BLDS. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, để thi hành các quy định của BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng về lĩnh vực này. Như vậy, thay vì quy định thống nhất về giao dịch bảo đảm, pháp luật thời kỳ này lại phân chia các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo từng lĩnh vực áp dụng, đó là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực dân sự, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Thực tế cho thấy, sự thiếu nhất quán trong quan điểm và cách tiếp cận của pháp luật thời kỳ này về giao dịch bảo đảm đã dẫn đến nhiều “hệ luỵ” về mặt pháp lý cũng như nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.

Điểm nhấn đáng kể của pháp luật thời kỳ này là lần đầu tiên, thuật ngữ về giao dịch bảo đảm được quy phạm hoá trong một văn bản pháp quy của Nhà nước, đó chính là Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm. Theo quy định của Nghị định này, giao dịch bảo đảm được hiểu “là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài

sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” (khoản 1 Điều 2). Từ quy định này cho thấy, Nghị định số 165/1999/NĐ-CP đã tiếp cận giao dịch bảo đảm với tư cách là một loại hình giao dịch dân sự, có danh vị độc lập là hợp đồng về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chứ không phải thuần tuý là thoả thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế như quan niệm của pháp luật thời kỳ trước đó [39].

Tuy nhiên, dấu ấn mang tính đột phá của pháp luật thời kỳ này không phải ở việc luật hoá khái niệm giao dịch bảo đảm, mà ở việc ban hành Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 08/2000/NĐ-CP). Với việc ban hành Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, lần đầu tiên, giao dịch bảo đảm được tiếp cận dưới giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký với ý nghĩa công bố công khai lịch sử tồn tại của các quyền (giao dịch) cũng như chủ thể quyền (giao dịch) đối với tài sản bảo đảm. Có thể nói sự ra đời của Nghị định số 08/2000/NĐ-CP đã cho thấy một bước tiến dài của pháp luật nước ta trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, góp phần loại bỏ được những rủi ro pháp lý cho các giao dịch được thiết lập sau và cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam 03 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)