1.4. Vai trò của xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất
1.4.3. Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất tạo tạo động lực để
động lực để bên thế chấp thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình
Việc xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ không chỉ để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận thế chấp mà còn phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy người vay vốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền vay. Việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước tiên là nhằm đáp ứng quyền lợi của bên cho vay theo những thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, thực hiện nghĩa vụ trả nợ cũng nhằm đáp ứng chính yêu cầu của bên vay, bởi nếu không sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh và đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; trong trường hợp này, QSDĐ của doanh nghiệp đặt trước nguy cơ của việc xử lý để bên cho vay thu hồi nợ. Ở tình thế này, chẳng những nguồn vốn vay đã không phát huy được tác dụng mà trái lại chúng còn có tác dụng ngược chiều, có khả năng làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất cả nguồn vốn đi vay và cả nguồn vốn đầu tư ban đầu là QSDĐ, thậm chí doanh nghiệp còn có nguy cơ lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, bảo đảm tiền vay bằng thế chấp QSDĐ có ý nghĩa quan trọng là tạo thêm nguồn vốn mới cho doanh nghiệp, còn việc xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bên vay vốn chủ động, tích cực và có thái độ nghiêm túc trong việc trả nợ vay nhằm tránh những hậu quả pháp lý bất lợi cho mình trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm là QSDĐ. Cũng chính bởi lý do đó mà khi có được nguồn vốn đi vay, bên thế chấp cũng sẽ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn vay, phải tính toán kỹ lưỡng và tìm ra các giải pháp tối ưu trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay cho hoạt động đầu tư. Có như vậy mới tạo ra được khả năng và điều
kiện để thực hiện tốt nghĩa vụ đã cam kết và để tài sản thế chấp được trả về cho bên thế chấp.