Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ của bên nhận thế chấp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam 03 (Trang 98 - 99)

3.2.3. Các nhóm hoàn thiện khác

3.2.3.2. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ của bên nhận thế chấp trong

chấp trong công tác xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất

Việc xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ là hành vi của bên nhận thế chấp, theo đó để thực hiện quá trình này đạt hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì cần thiết phải nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên của bên nhận thế chấp trong công tác xử lý này. Ví dụ đơn giản như đối với các Ngân hàng hiện nay, tình trạng nợ xuất phát từ các hợp đồng thế chấp QSDĐ là tương đối lớn, các Ngân hàng luôn mong muốn được xử lý các QSDĐ này để thu hồi các khoản nợ này nhưng ngoài vấn đề liên quan đến sự hợp tác của bên thế chấp thì trình độ của cán bộ nhân viên Ngân hàng liên quan đến vấn đề xử lý loại tài sản đặc biệt này dường như là không có. Nói một cách dễ hiểu hơn là các nhân viên không được trang bị những kiến thức nghiệp vụ cơ bản khi đứng trước vấn đề cần xử lý một QSDĐ đang được thế chấp tại ngân hàng mình. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên của bên nhận thế chấp trong công tác xử lý QSDĐ thế chấp là việc làm cần thiết, theo đó để giải quyết được vấn đề này có thể thực hiện các công việc cụ thể như sau:

Thứ nhất, cần tổ chức các buổi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ trong công tác xử lý tài sản thế chấp nói chung và xử lý QSDĐ nói riêng cũng như rèn luyện bản lĩnh của cán bộ, nhân viên khi đứng trước các vấn đề này (Thể hiện qua việc tiếp xúc với khách hàng, tiếp xúc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc xử lý, ….)

Thứ hai, nâng cao khả năng nắm bắt và hiểu biết pháp luật, các chính sách kinh tế và văn bản có liên quan nhằm giúp cho cán bộ, nhân viên có khẳ năng tiếp cận và xử lý các hợp đồng thế chấp QSDĐ đó. Việc nâng cao các kiến thức này, bên nhận thế chấp có thể hợp tác với một đơn vị tổ chức hành nghề luật để tư vấn, đào tạo. Thực tế cho thấy đây chính là

một trong các loại hình dịch vụ mà các tổ chức hành nghề luật đang cung cấp đó chính là đào tạo cán bộ pháp chế.

Thứ ba, các chủ thể nhận thế chấp nên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ nhằm tìm ra những bước hiệu quả nhất cần thực hiện khi đứng trước một vụ việc xử lý tài sản thế chấp là QSDĐ. Đồng thời, nếu có điều kiện có thể đưa các cán bộ, nhân viên đi tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài liên quan đến các vụ việc tương tự, để lựa chọn được những biện pháp hữu hiệu nhất có thể áp dụng.

Thứ tư, cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, gắn liền với kết quả công tác của từng cán bộ, nhân viên. Đây là cơ chế góp phần làm lành mạnh hóa chất lượng cán bộ xử lý tài sản bảo đảm, thực hiện gắn chặt giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất theo pháp luật việt nam 03 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)