Những vấn đề điêukhắc đá chămpa ngày nay

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 158 - 176)

( Huỳnh Thị Huỳnh Giao – MSSV: 0664025)

Những dấu tích văn hoá, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân tộc, là hiện thân cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ vãng của nhân loại. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác. Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được những nét nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hoá, nghệ thuật, và từ đó nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà con người dù ở thời đại nào, thuộc nền văn hoá nào, cũng đều có thể cảm thụ được. Champa cũng không nằm ngoài qui luật hcung đó, nghệ thuật điêu khắc Chăm là nền nghệ thuật

đã có được những tác phẩm có giá trị từ rất sớm. Nó tồn tại và phát triển cùng với lịch sử của vương quốc Chăm.

So với lịch sử nghệ thuật của các nền văn minh lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, hay lịch sử nghệ thuật Kitô giáo ở Âu châu, chẳng hạn, thì đương nhiên nghệ thuật Champa không thể nào so sánh được. Song, về mặt kiến trúc và nhất là về điêu khắc, nghệ thuật Chăm đã đạt đến một trình độ ngang bằng với những nền nghệ thuật lớn, ở quy mô thế giới cũng như ở quy mô vùng Đông Nam Á, ít ra trên một vài khía cạnh : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Java, Khơ-me, nghệ thuật roman (Kitô giáo Âu châu, thời trung cổ), v.v.

Tuy nhiên, sau mấy trăm năm không được vun xới, bồi đắp, nên nghệ thuật này đã lụi tàn rất nhanh, bởi sự vô tình của thời gian và cả vô tâm của con người. Dù từ hơn trăm năm nay, nhận thấy nguy cơ tiêu vong của nền văn hóa ấy, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước đã đổ công sức, trí tuệ vào việc phục dựng khuôn mặt của nó, nhưng các thành tựu đạt được vẫn còn khá khiêm tốn so với thực tế yêu cầu. Vẫn còn rất nhiều lĩnh vực đang thả nổi, nhất là văn hóa phi vật thể.

Dù các nhà khoa học đã khám phá và công bố về mảng về kiến trúc và điêu khắc rất nhiều, và cũng là thành tựu sớm và quan trọng nhất về nghiên cứu văn hóa Champa, thế nhưng đến hôm nay bức màn bí ẩn về xây dựng tháp vẫn còn là nằm trong nỗi bí ẩn chưa được khai vỡ. Từ đó các phương thức phục chế hay trùng tu chưa thể đáp ứng đúng thực tế yêu cầu. Nó

tạo dị ứng cho không ít nhà nghiên cứu lẫn kẻ thưởng ngọan. Bên cạnh không ít khu di tích còn bỏ mặc cho hoang phế, trong đó khu di tích Đồng Dương là rất điển hình. Vài chục năm qua, các họa sĩ và điêu khắc gia Chăm vẫn chưa đóng góp nhiều vào bảo tồn và giới thiệu nền mĩ thuật dân tộc ra thế giới. Các tác phẩm điêu khắc càng nằm dưới lòng của những thánh địa còn rất nhiều, nó luôn bị nạn săn tìm của những người nuôi giấc mơ làm giàu từ việc “Tìm kho báu cổ Champa”.

III.1. Các cuộc săn lùng kho báu Chăm

Gần đây nhất là vụ tình cờ đào được vàng Hời ở Bình Định. “Ngày 5.4.1997 anh Trần Văn An - người ở xã Cát Tân khi rà sắt để tìm phế liệu tại thôn Hưng Mỹ thuộc xã Cát Hưng đã phát hiện một hũ bằng đồng chứa nhiều đổ cổ (chén đĩa bằng vàng và bạc)... reo mừng vì sự giàu có bất ngờ An đã ôm chiếc hũ chạy đi mất.

Những người đang làm cỏ mía quanh đó vội ùa lại và hợp sức khoét rộng cái hố, đào sâu hơn và vận may đã mỉm cười với họ. Ở độ sâu hơn 1,5m nhóm người này đã tìm thấy một hũ lớn bằng sành bên trong chứa nhiều vật dụng bằng vàng như bình đựng, đĩa, tô chén, một số khác trông như đồ trang sức với khối lượng ước tính khoảng 3kg. Những người này đã dùng rựa để chia đều số vàng này ra. Những gì mà ông An và nhóm người kia khai quật được nếu tính theo giá trị của vàng ước được 400 triệu đồng. Nhận được tin Công an Phù Cát đã tìm cách thu hồi,

nhưng kết quả chỉ được 1 hũ, 6 bình đựng, 9 đĩa và vẻn vẹn có 5 lạng vàng...”

Phù điêu tượng thần Brahma.

Sự kiện này đã gieo vào những người chuyên rà tìm phế liệu giấc mộng tìm thấy kho báu của người Hời. Nhưng cứ như một trò cút bắt bí hiểm, hàng trăm nhóm với nhiều máy dò tìm kim loại chia nhau rà nát những cánh rừng, đồng ruộng, ven sông... nhưng “vàng Hời” vẫn im lặng không chịu lên tiếng. Khi nhiều nhóm chán nản bỏ cuộc thì cuối tháng 10.1997 ông Lê Văn

An (trú ở thôn Phú Thọ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) cùng một người đàn ông tên Liêm gốc gác ở Thanh Hóa đã gây chấn động khi khai quật được một số lượng lớn cổ vật bằng vàng.

Nơi mà hai ông tìm được “kho báu” nằm trên núi Hòn Gà (xã Bình Thành, huyện Tây Sơn). Số lượng cổ vật tìm thấy theo ông An gồm: 5 pho tượng cổ cao khoảng 35cm, đường kính thân tượng khoảng 5cm, 4 tượng khác cao khoảng 30cm, đường kính thân tượng khoảng 4cm, 4 lục bình có kích thước lớn hơn một chút, điều đặc biệt là toàn bộ số cổ vật này đều được chế tác bằng vàng ròng. Hai ông An- Liêm đã bán số cổ vật khai quật được cho một người lạ mặt trước khi cơ quan an ninh, các nhà nghiên cứu khoa học, bảo tàng kịp can thiệp. Theo lời ông H, một chuyên gia đồ cổ mà chúng tôi đã tới tham vấn thì người mua được số đồ cổ ấy đã trúng một cái giá rất hời - khoảng hơn 1 tỷ đồng. Trước khi cơn sốt vàng Hời trở lại, những người chuyên đi rà sắt phế liệu coi đây là nghề chính của mình, việc rà được vài chục ký được coi là trúng mánh. Mọi việc trở nên khác hẳn khi rải rác đây đó trên địa bàn tỉnh Bình Định một vài nhóm thay vì tìm thấy sắt phế liệu đã gặp vàng, đồ cổ. Biết tôi đang tìm những thông tin mới xung quanh những chuyện kho báu của người Hời, Hải - một người bạn thuở thiếu thời đã tiết lộ: “Thật ra những người đi tìm sắt phế liệu chỉ là những kẻ gặp may mà thôi, xác suất gặp được cổ vật của họ rất thấp. Cách đây chừng 4 năm ở tỉnh Bình Định đã có khoảng 5 nhóm người lẳng lặng săn tìm cổ vật Chăm dưới danh nghĩa là đào cây dại trên núi, đồi để làm

bonsai, cây kiểng thế. Họ đã xới tung nhiều đồi núi ở Tuy Phước, An Nhơn, Hoài Ân...

Một cái hũ gốm cổ mà Trần mỗ đã được sờ tận tay...

Thời ấy máy dò tìm kim loại không được phổ biến như bây giờ, những tay săn đồ cổ vì vậy phải dựa vào

thư tịch cổ, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học mà họ sưu tầm được. Tớ đã được một nhóm như vậy thu nạp, nhóm này quần miết ở khu rừng ở gần Tháp Bánh Ít, vùng Đồi Bạt lân cận và khi có điều kiện cũng không quên xoi thử một vài hố ở gần chân tháp. Những tay đầu lĩnh có đạt được mục đích hay không thì tớ không được biết nhưng chắc chắn họ đã thu được ít nhiều đồ cổ. Chỉ đến khi xảy ra một vài tai nạn trong việc đào tìm cổ vật, cùng với lúc câu chuyện về những lời nguyền có vẻ như đang trở thành sự thật thì nhóm này tự rã đám. Vàng bạc thì không chắc chứ đồ cổ thì chắn chắn có rất nhiều bởi Thập Tháp

Di Đà Tự là ngôi chùa vốn được xây trên khu đất ngày xưa đã từng tồn tại 10 ngôi tháp Chăm mà người ta đã phá đi mất để lấy vật liệu làm chùa. Cổ vật chắc vẫn còn nhiều, chỉ có điều chúng nằm rất sâu trong lòng đất mà thôi. Mới đây một số người đã dùng máy rà kim loại để tìm vàng ở vùng Tháp Cánh Tiên (An Nhơn) nghe đâu khi gần đạt kết quả thì bị công an giải tỏa, các chuyên gia của Bảo tàng Bình Định đã tiếp tục công việc và thu được khá nhiều hiện vật....”

Sở dĩ những cuộc săn lùng kho báu Chăm không bị lụi tàn như những cuộc săn lùng tương tự ở Bình Thuận, Đồng Nai những năm trước, hoặc như cuộc săn lùng kho báu của Vua Hàm Nghi mới được một số báo đài nói đến gần đây là vì khác với chúng, kho báu Chăm không chỉ có huyền thoại mà thỉnh thoảng còn hé ra một vài “ví dụ” thực tế có sức hấp dẫn, quyến rũ lớn. Mặt khác Chămpa là một quốc gia có thật, tư liệu lịch sử, khảo cổ về nó cũng nhiều hơn hẳn. Tuy nhiên sẽ vô cùng thiếu sót nếu chúng tôi không nói đến hậu quả thảm khốc, những hệ lụy đau lòng mà những người theo đuổi giấc mộng vàng Hời đã gặp phải.

Ngày 29.11.1996 nhóm thanh niên gồm 4 người là Trần Văn Đông, Võ Văn Ngọc, Cao Thành Trọng, Huỳnh Công Báu tổ chức đào “phế liệu” ở thôn Hội An, xã Ân Thạnh, Hoài Ân. Nhóm này đã rà được một quả đạn pháo 81 ly và Trọng, Ngọc, Báu đã chết ngay tại chỗ khi tìm cách...đập quả đạn ra để lấy thuốc nổ. Đông- người may mắn thoát chết kể lại- lúc mới

khi phát hiện đó là đạn pháo cả nhóm mới bàn rằng sẽ bán quả đạn này đi để lấy tiền tổ chức rà tiếp biết đâu sẽ gặp may. Ai ngờ... Các chuyên gia khảo cổ học đang khai quật thành Hoàng đế

Nhưng đây vẫn chưa phải là kết cục thảm khốc nhất, ngày 18.01.1997 tại cơ sở buôn bán phế liệu kim loại của mình, ông Nguyễn Thanh Phong (An Nhơn - Bình Định) đã thuê anh Sang một người chuyên rà phế liệu cưa quả bom 500 ký. Bom nổ, vợ và 2 con ông Phong, anh Sang và một người bán kem gần đó đã tan xác, máu của những kẻ xấu số nhuộm đỏ cả rặng me tây cách đó khá xa. Ông Phong may mắn thoát chết do không có mặt ở nơi cưa bom, nhưng 4 cái chết bị thảm kia đã giáng vào ông một đòn chí mạng.

Những nhóm rà phế liệu là dân An Nhơn đang hoạt động rải rác khắp nơi trong tỉnh vội vã trở về do quá kinh hãi! Câu chuyện đáng cười ra nước mắt nhất lại sảy ta ở huyện An

Lão, một nhóm 3 người đi rà chung với nhau khi vừa thấy ánh vàng hấp dẫn lóe lên trong hố, cả 3 đã xông vào “dần” nhau một trận chí tử, hai người yếu hơn đã thua cuộc, người chiến thắng - kẻ khỏe nhất đã xông lại đào tiếp để sở hữu riêng kho báu đã trọng thương, bị mất một cánh tay, một bàn chân vì kho báu phát nổ bởi đó là một quả đạn M79.

Người ta bảo đó là kết quả của những lời nguyền trên kho báu Chăm và hy vọng điều đó sẽ cảnh tỉnh những ai có giấc mộng giàu xổi từ những di chỉ văn hóa Chăm chứa đầy những mối hiểm nguy. Nhưng không, cơn sốt cổ vật thậm chí còn làm dấy lên một nỗi buồn mà sau này tôi đã gọi là Nỗi buồn cổ vật Việt Nam, gọi như thế một phần còn vì sự thờ ơ của những người giữ trọng trách trong tay.

Vấn đề kiểm soát chưa chặt chẽ vệ đào trộm cổ vật đã tạo kẻ hở cho các bảo vật quốc gia lọt ra ngoài và phiêu diêu trên khắp thế giới, không bao giờ trở lại Việt Nam là vấn đề lưu tâm của rất nhà nước, nhiều nhà khoa học hiện nay. Chúng ta cần có những biện pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân và trừng trị đích đáng những kẻ làm “chảy máu cổ vật”. Các tác phẩm điêu khắc cổ Champa là những bảo vật quốc gia cần được quan tâm đúng mức.

III.2. Về mặt lưu giữ, bảo quản và phục chế các tác phẩm điêu khắc đá Champa

Trên suốt dải đất miền Trung của đất nước, từ Đèo Ngang đến Biên Hòa có rất nhiều những tác phẩm điêu khắc cổ Champa được tìm thấy. Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu người Pháp là những nhà khoa học đầu tiên đã phát hiện và công bố những công trình nghiên cứu về vấn đề điêu khắc đá Champa như H. Parmentier, J. Boisselier… Vấn đề lưu giữ và bảo quản các tác phẩm nghệ thật điêu khắc cổ này được các nhà khoa học đặt ra. Vì thế, từ rất sớm, năm 1919, Bảo tàng điêu khắc Chăm được thành lập tại thành phố Đà Nẵng đã lưu giữ và trưng bày 268 tác phẩm điêu khắc cổ Champa ngay năm đầu tiên khánh thành.

Sơ đồ bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Xin được nói đôi nét về Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm

quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Champa tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.

Tòa nhà nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Française d'Extrême Orient) cho khởi xây năm 1915-6 do hai kiến trúc sư Delaval và Auclair thực hiện. Vào thập niên 1930 tòa nhà được khuếch trương để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khia quật ở Trà Kiệu.

Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19.

Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500 và được phân theo các gian tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫn và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.

Ngày này bảo tàng điêu khắc Bình Định cũng mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu bảo quản ngày càng nhiều hiện vật điêu khắc cổ Champa.

Các nghệ nhân và điêu khắc đá Champa ngày nay

Tại làng đá mỹ nghệ Non Nước, có người chuyên sáng tác những tác phẩm mô phỏng tượng Chăm cổ. Đó là cụ Lê Bền, bởi cụ đã có 65 năm trong nghề và các con trai của cụ hiện nay là đời thứ tư góp phần quảng bá, giới thiệu và lưu giữ những nét đặc trưng của văn hóa Chămpa. Mọi người ở đây đều yêu mến, kính phục tài hoa và tấm lòng của cụ…

Nghệ nhân điêu khắc đá Champa- Lê Bền và các tác phẩm điêu khắc

Nghệ nhân điêu khắc cổ truyền Lê Bền, ở 71 Huyền Trân Công Chúa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) - chủ cơ sở sản xuất Vững Bền, năm nay ở tuổi 80 nhưng trông cụ rất khỏe với nước da hồng hào, mắt sáng ngời, chùm râu dài trắng bạc... Ông cho biết, ông bắt đầu công việc này từ lúc mới 15 tuổi, ông cố của ông cũng là một nghệ nhân điêu khắc chuyên về tượng Chăm, đến thời cha ông cũng tiếp tục nối nghề. Tính ra đến thời điểm này, ông đã có hơn 65 năm trong nghề làm tượng cổ Chăm.

Chỉ có những người am hiểu, yêu mến và chịu khó tìm hiểu về văn hóa Chăm mới đủ khả năng thẩm thấu về những tác phẩm Chăm. Điểm khác biệt của cơ sở của ông với nhiều cơ sở điêu khắc khác tại làng đá mỹ nghệ Non Nước. Ông không cần đơn đặt hàng, không cần hợp đồng mà trước hết, ông chỉ sáng tác cho thỏa lòng đam mê, thích thì làm, yêu mến thì cứ đục đẽo. Thế nhưng, khi được tác phẩm nào thì du khách đến mua tác phẩm đó…

Một sự khác biệt nữa mà chỉ có những nhà điêu khắc cổ truyền như ông mới tường tận. Đó chính là cái thần sắc trong mỗi pho tượng - là giá trị thẩm định một tay nghề trong nghệ thuật điêu khắc đá. Ông Lê Bền chia sẻ: “Tôi làm nghề này, mục đích chính không phải là kinh doanh làm giàu mà cốt là để lưu giữ và quảng bá những nét văn hóa truyền thống cổ Chămpa. Không phải hễ ai có tiền đến đây cũng đều có thể sở hữu được một bức tượng, mà phải là người đồng cảm và có chút am hiểu về văn hóa Chăm”.

Thật là hiếm có những nghệ nhân giàu tâm huyết với điêu khắc đá Champa như cụ Lê Bền! Tình trạng phục chế lại các

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 158 - 176)