II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)
A. Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phong cách trong điêu khắc đá Chămpa theo quảm điểm của Trần
I.8.1 Giới thiệu phong cách Yang Mun và những tác phẩm tiêu biểu
Nếu như phong cách Đồng Dương, phong cách Trà Kiệu là những phong cách thuộc thời hoàng kim của vương quốc Chămpa thì phong cách Yang Mun đã tồn tại cùng với đà suy vong của vương quốc. Nền nghệ thuật Chămpa từ thế kỉ XIV hầu như không sống dậy được với những quy mô lớn như trước đó. Tuy vậy đây đó chúng ta vẫn bắt gặp những tác phẩm điêu khắc đẹp có giá trị. Một số tượng tìm thấy ở Tây Nguyên thuộc tỉnh Kontum ( Tai Yang Mun ) đã hợp thành một phong cách muộn – phong cách yang Mun của nền điêu khắc Chămpa.
.
Chim thần đội tượng phật ngồi trên đài sen. Kiểu ngồi theo kiểu của người Ấn Độ
Nổi lên trong một phong cách muộn – phong cách Yang Mun của nền điêu khắc Chămpa một số tác phẩm tiêu biểu là cái hồn làm sống lại phong cách này. Những chiếc lá Nhĩ hiếm hoi ở Yang Mun và những bức tượng có gối tự tìm thấy ở một vài nơi khác là những đại diện cho phong cách. Tuy ít nhưng các mẫu tượng lại khá đa dạng trong các tư thế: Đứng, ngồi theo kiểu Ấn Độ, kiểu Âu Châu.
I.8.2.Đặc điểm (đặc trưng)
• Dù là một trong những phong cách cuối cùng, nhưng ở Yang Mun vẫn toát lên một xu thế chung trong tất cả các tác phẩm của phong cách:
• Những mẫu thượng nhường như hoà nhập mình vào với tấm bia vào bao giờ cũng chỉ là bức phù điêu.
• Chỉ trên thân minh và nhất là trên đầu mới được sự tập trung chú ý của nhà điêu khắc, còn đôi chân bao giờ cũng chỉ phác qua đôi nét hoặc bị bỏ quên.
• Khuôn mặt có những nét khá nổi bật: mũi ngắn với hai lỗ mũi mở ra, miệng rộng đôi môi cứng phác ra một nụ cười mỉm lờ mờ, đôi mắt được cách điệu, đôi ta được phóng đại ( một vành kép) râu nhắn hình mũi nhọn và một bộ ria đầu mút thòng lòng xuống.
Hình đầu người có đồ đội đầu nhiều tầng, chân mày đã có cách xa hơn những phong cách trước, miệng hơi rộng
• Đồ trang sức đặt biệt là ở đồ đội đầu: một vòng cổ lớn cứng thường có phụ thêm một vòng số thứ hai nhỏ hơn, những miwngr bảo thạc đeo tai kéo dài, một đồ đội gồm một tấm che búi tóc kém phát triển với một vương miệng. Đây là những đặc điểm được ảnh hưởng bởi khơme muộn. Tất cả những đặc trưng nói trên của phong cách là sự đoạn tuyệt với những truyền thống tạc tượng Ấn Độ va sự nghèo nàn của vốn liếng xưa. Phong cách hiện lên như sự kết hợp kí ức của Tháp Mắm với những ảnh hưởng của nghệ thuật khơme muộn. Tuy có những dấu hiệu suy tàn , các tượng của phong cách này vẫn giữ lại một tính chất hoành tráng. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của phong cách là tượng Siva ở yang Mun ( hiện ở bảo tàng Đà Nẵng với số hiệu 3, 16). Tượng có hai tay mỗi tay
cầm ở ngang tầm vai một đồ vật, đinh ba (trisula) ở tay trái, chiếc ngà voi ( adhuka) ở tay phải. Đôi chân như hoà nhập vào thân, trong khi đó khuôn mặt được tạo thận trọng và một tính cách hùng vĩ. Có thể kể số tác phẩm điêu khắc đá có giá trị khác của phong cách như: tượng visnu ở Biên Hoà, tượng thần Xuân Mỹ ( Bình Định ) Tượng Siva ở Drang – lai (Đắc lắc), tương Siva ở Kontum ( tỉnh Kontum )
Pho tượng này được tìm thấy tại tháp E 5 . Thần có bốn cánh tay, một tay cầm chén có cắm cái vòi của thần, một tay cầm chuỗi hạt, hai tay khác đã gãy mất. Thần mang nhiều đồ trang sức, ở cổ là một chiếc vòng nặng có hình những cánh hoa kết xoắn xít. Thần mặc một chiếc
sampot có thân buông xuống phía trước, thắt lưng được buộc lại bằng một loại khoá chạm khắc thành hình hoa trước bụng.
Choàng qua vai thần là một sợi dây hình rắn, một dấu hiệu thường thấy ở các tượng thần Siva. Với thân hình tròn trĩnh, mập mạp, tượng thần Ganesa đứng trông rất vững chãi, bệ vệ và thân thiện với mọi người. (Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay chỉ mới tìm thấy 2 tượng Ganesa ở dạng đứng, một tại miền nam Ấn Độ và một tại Mỹ Sơn).
Như vậy, tuy sinh ra trong thời muộn nhưng phong cách Yang Mun cũng có những nét riêng để làm cho nó tự sáng lên trong ánh nắng chiều tà, để lại bao nối tiếc cho một giai đoạn gần như đi vào kết thúc.