Điêukhắc Chămpa trong mối liên hệ với Ấn Độ và một số nên nghệ thuật khắc ( Phạm Thị ngọc Bích – MSSV: 0664007)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 148 - 158)

nên nghệ thuật khắc ( Phạm Thị ngọc Bích – MSSV: 0664007)

Trong quá trình hình thành và phát triển, vương quốc Chămpa cổ, cũng như một số quốc gia khác ở Đông Nam Á, đã có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng văn hoá nghệ thuật, tôn giáo … của Ấn Độ. Đồng thời nền nghệ thuật Chămpa, trong đó có điêu khắc đá, trong qua trình hình thành và phát triển cũng có sự giao lưu với một số nề nghệ thuật khác:

Chămpa tiếp thu và chị ảnh hưởng Ảnh hưởng Ấn Độ trên nhiều phương diện, nhưng khôngphải là sự rập khuôn, mà được Chămpa hoá, khiến cho yếu tố tiếp thu ảnh hưởng của Ấn Độ , dù là phần đóng góp quan trọng đến dấu, vẫn chỉ là cái “ võ” mà Chămpa đã mượn (đặc biệt là Ấn Độ giáo) và dã được tầng lớp trên triệt để lợi dụng. Những biểu hiện tên, đã được thể hiện trong kiến trúc đền tháp và đặc biệt là những tác phẩm điêu khắc đá Chămpa. tuy nhiên, điêu khác đá Chămpa không tiếp thu sự ảnh hưởng của Ấn Độ một cách khuôn mẫu về hình thức thể hiệ mà chỉ mượn tư tưởng thể hiện ý tưởng vớinôi dung hoàn toàn Chămpa:

Giai đoạn thế kỉ VIII trỏ về trước, Chămpa tiếp thu ảnh hưởng của Ấn Độ vè mặt tư tưởng tôn giáo cũng như quan điểm về cuộc sống và giải thoát của Ấn Độ - mạng tính rập khuôn; chúng ta có thể thấy được những biểu hiện này qua những tác phẩm điêu khắc đá, chẳng hạn như việc Bhadravacman lập đền thờ Siva dưới dạng Linga ở Mỹ Sơn hồi cuối thế kỉ IV mà văn bia đã đến; phù điêu thể hiện thần Brahma được sinh ra trên một bông hoa mọc từ bốn thần Visnu, bệ thờ Mỹ Sơn E. Nhưng đến cuối thế kỉ IX, đặc biệt ở điêu khắc Đồng Dương, với những đặc trưng nhân chủng thể hiện trên tượng thần, Phật càng biểu hiện những nét đặc thù của Chămpa. Với những đặc trưng thể hiện trên tượng, khiến cho người ta thấy ngay cảm tưởng đó là những thần phật của Chămpa.

Các giai đoạn về sau, mặc dù các tác phẩm điêu khắc đã mượn cái võ tôn giáo của Ấn Độ để thể hiện, nhưng đó là những thần bản địa của Chămpa - những người đượcphong thần

của Ấn Độ giáo, thường được đồng hoá với thần bnả địa của Chămpa – những thần vua của Chămpa thường được thể hiện dưới dạng thần Siva, hoặc nữ thần Uma ( có thể là hoàng hậu?)…

Sự ảnh hưởng của Ấn Độ được Chămpa hoá còn được thể hiện rõ nét trên những bệ thờ, với những hình ngực phụ nữ gắn liền với tục thờ quốc Mẫu. Những con vật thần trong thần thoại Ấn Độ, cũng được Chămpa “muợn” để thể hiện trong những tác phẩm điêu khắc đá, nhằm diễn tả những ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống của xã hội Chămpa …Những vấn đề nêu trên, cho chúng ta thấy rằng, điêu khắc đá Chămpa có sự tiếp thu những ảnh hưởng của Ấn Độ về nhiều mặt, nhưng đã được Chămpa hoá để tạo những nét đặc thù Chămpa. Điêu khắc đá Chămpa đã phục vụ đắc lực cho việc thờ cúng theo tín ngưỡng của Chămpa và phản ảnh những sinh hoạt của đời sống xã hội Chămpa. Nhiều tác phẩm điêu khắc đá được bọc cái võ tôn giáo, thần thoại của Ấn Độ, khiến cho không ít người nhìn vào cái võ bề ngoài ấy, nên đã đánh giá sai lạc, cho rằng Chămpa đã bị Ấn Độ hoá.

II.2. Mối liên hệ với một số nền nghệ thuật khác

II.2.1. Mối liên hệ với nền nghệ thuật điêu khắc đá cổ Đồng Bằng Sông Cửu Long

Khái niệm “Đồng Bằng Sông Cửu Long” tạm coi là bao gồm cả tây Ninh, Thành Phố Hồ chí Minh và một phần tỉnh Đông Nai ngày nay. Ở vùng này, đã có nhiều tác phẩm điêu khắc đá liên quan đến thần của Ấn Độ Giáo và phật giáo, niên đại của chúng vào khoảng thếkỉ IX trở về trước. Những tác phẩm nghệ thuật ở vùng “Đồng Bằng Sông Cửu Long” với khung niên đại

như vừa nêu trên, được các nhà nghiên cứu trước đây, đặc biệt là cá học giả Pháp gọi là Nghệ thuật CHân Lạp hay tiền Angkor. Những tấc phẩm điêukhắc đá Chămpa có mối liên hệ với những tác phẩm điêu khắc đá cổ đồng bằng sông cửu Long, có thể so sánh và kể đến các tác phẩm sau:

Bộ Linga Yony của Chămpa hiện lưu giữu tại bảo tàng cổ vật giống hệt như bộ Linga Yony ở Đức Hoà – Long An, đang tàng trử tại bảo tàng Lịch sử Việt Nam- thành phố Hồ CHí Minh ( só kí hiệu BTLS 5808). Một Linga cũng thuộc hiện vật tìm thấy ở khu vực đồng bằng sông cửu Long hiện lưu giữ tại bải tàng Lịch sửViệt Nam- Thàn phố Hồ Chí Minh (kí hiệu BTLS 5815), Linga này giốg hệt với Linga ở ngôi đền phía tây của PoNaga.

Một đặc điểm khác chỉ ra mối liên hệ hoặc là điêu khắc đá Chămpa chịu ảnh hưởng điêu khắc đá cổ đồng bằng sông cửu Long, đó là mô típ hình đuôi cá hoặc ở dải khố, mô típ này thường thấy xuất hiện ở những điêu khắc đá cổ đồng bằng sông Cửu Long với niên đại từ thế kỉ IX trở về trước, cũng thường được thấy lối thể hiện này ở một số tượng trong điêu khắc đá Chămpa: thần hộ pháp Đồng Dương, một số tượng Khương Mỹ: Visnu, hộ pháp, một số tượng người múa khăn ở Trà Kiệu với mô típ hình đuôi cá thể hiện ở đầu dải khăn …

*Visnu Thần Visnu đang ngồi theo kiểu kiết già (Ấn Độ) có nhiều tay thể hiện sự vận hành

của âm dương, có đeo vòng tay, đội vương miện kiểu hình chóp.

II.2.2.Mối liên hệ với nghệ thuật điêu khắc khơme ( campuchia)

Nền kiến trúc Chămpa nói chung ( bao gồm cả nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc) có mối liên hệ mạnh mẽ với nền nghệ thuật khơme, nhưng rõ ràng nhất là mối liên hệ về nghệ thuật kiến

trúc và những điêu khắc trên kiến trúc. Tuy nhiên, mối liên hệ giữu hai nền nghệ thuật này còn được bộc lộ qua những tác phẩm điêu khắc đá. Các nhà nghiên cứu cho rằng mối liên hệ của nghệ thuật Chămpa và nghệ thuật Khơme là hệ quả của “ những cuộc tiếp xúc” - nhất là ở thế kỉ XII, XIII, là biệt là cục diện 30 năm(1190 -1220) giavacman VII đã thôn tính Chămpa, Chămpa trở thành một tỉnh của khơme.

Những tác phẩm điêu khắc Chămpa có mối liên hệ hoặc chịu ảnh hưởng điêu khắc khơme, có thể thấy rõ nét nhất qua hình tượng Chim thần Garuda đứng – hai cánh tay giơ cao như: Garuda ở tháp đôi Quy Nhơn, Garuda ở tháp Ngà, Garuda ở Tháp Nam, có thể so sánh Garuda với phong cách Baylon.

Garuda.

Garuda là chim thần, ở đây đang ở trong tư thế đang đứng, hai tay giơ cao ngang vai.

Một loại hình khác là Litau ( Mi cửu) ở tháp Nam, có thể so sánh với mi cửu Baylon.

Đặc biệt là hình tượng rắn Naga trong nghệ thuật điêu khắc khơme có lối thể hiện đặc trưng: Con rắn có nhiều đầu và ngóc lên, cổ tạo thành cán tre, phía sau trang trí hình vương miện, chẳng hạn Naga ở Prahlilay, loại Naga này cũng thấy trong điêu khắc đá Chămpa như: Naga ở Bình Thuận, Naga ở Bình Nghi.

II.2.3. Mối liên hệ với nghệ thuật Java ( Inđônêxia)

Theo P.Stern, nền nghệ thuật Chămpa có mối liên hệ hoặc chịu ảnh hưởng nghệ thuật Java trong khoảng đầu thế kỉ thứ IX hoặc đầu thế kỉ thứ X ( từ năm 1920) trở về trước (128) mối liên hệ này được biết rõ nhất qua đề tài điêu khắc về loại hình kala và Makara, chẳng hạn Kala và Makara ở Mỹ Sơn, nhất là mặt Kala có lối thể hiện giống như mặt kala ở Chandi kalasan, mặt Kala ở Prambman, và mặt Kala ở Chandi Sari

Kala Kala có những đường lượn như theo hình chữ U từ miệng Kala, trong lòng cử U là hình ngườ có cánh( kinara)

Một loại mô típ tạo thành dải xuôi và những đường lượn như theo hình chữ U có thể từ miệng Kala mà trong lòng chủ U là hình người có cánh ( kinara) ở Prambaman, có thể so sánh kiểu thức và mô típ này với điêu khắc Trà Kiệu, chỉ có khác ở chổ trong lòng chử U của điêu khắc Trà Kiệu là hình sư tử.

II.2.4.Mối liên hệ với điêu khắc Đại Việt thời Lí, Trần.

Vào thế kỉ thứ XI đến thế Kỉ thứ XIV, sự giao tiếp văn hoá giữa Chămpa và Đại Việt ( thời Lí - Trần) khá mạnh mẽ, mắc dù trong qua trình Lịch sử trong thời kì này có những cuộc chiến tranh xảy ra giữa Chămpa và Đại Việt, nhưng hệ quả của dòng chảy văn hoá vẫn không bị cản trở. Đồng thời ở những thời kì giữa Chămpa và Đại Việt có những mối quan hệ hoà bình, thân thiện, đã tạo điều kiện co sự giao lưu văn hoá càng mạnh mẽ thêm, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, trong đó nghệ thuật điêu khắc đã trở thành một trong những bằng chứg của sự giao tiếp, và chịu ảnh hưởng lẫn nhau giữa Chăm pa và Đại Việt. Yếu tố này chúng ta có thể thấy qua một số loại hình được thể hiện trong điêu khắc nói chung và trong điêu khắc đa nói riêng. về loại hình chim thần Garuda, Garuda xuất hiện ở Đại Việt, có thể được coi nguồn gốc từ Chămpa. theo Tống Trung Tín: “ Garuda Chămpa “ bay” khá ào ạt vào các di tích kiến trúc điêu khắc Lí Trần, với thời Lí Gruda trấn giữ ở các gốc tháp Phật Tích và Chương Sơn, với triều Trần, chúng nâng đỡ cá gốc đạo cùa Bối Thê, và hầu hết các bệ thờ Phật trong các chùa làng. Hình dáng trang phục như ta đã thấy . . . rất gần gũi đồng loại ở Chămpa”. Loại hình rồng trong điêu khắc đá thời Trần ở Li Cung vận động theo phương nằm ngang từ trái sang phải – cũng loại hình này, ta thấy ở trong điêu khắc Chămpa - cặp rồng tháp đôi – Quy Nhơn. Về tượng rồng thời Lí - Trần theo Tống Trung Tín “ Rồng Lí Trần tuy cách cấu trúc có thể học tập con rồng trung quốc, nhưng

bộ đầu rồng Lí - Trần ( cách tạo Mang, má, mào)... chắc chắn được đúc rút từ hình tượng Makara Chămpa”.

Về loại hình chim thần Kinnatri ở Đại Việt thời Lí - Trần cũng có thể coi tiếp tu từ Chămpa, chẳng hạn Kinnatri chùa Phật Tích, Kinnatri với hai tay vỗ vào trống cơm. Giống như loại trống Gananknư của Chămpa; Kinnatri thời Trần – Chùa Thái Lạc có thể thấy giống với chim thần Kinnatri Tháp Mẫn.

Loại hình vũ nữ Apsara nhạc công( gandharva) trong điêu khắc Lí - Trần, theo Tống Trung Tín – cũng có nguồn gốc từ Chămpa, nhưng đã bị biến cãi ( 144). Sau cùng chúng ta có thể thấy những mô típ trang trí, như mô típ hình lá đề, thấy khá phổ biến ở vong cung các đền tháp Chămpa, và đặc biệt là tên đồ đội và tấm trang sức ở vòng đeo - chỗ bắp tay trên của tượng Trà Kiệu, loại mô típ hình lá đề này rất phổ biến trong điêu khắc thời Lí.

Apsara thế kỉ X Trà Kiệu – Quãng Nam. mặc một loại váy voan mỏng sát người dược nhận biết bằng chiếc nơ lớn. Đầu có đồ đội có vương miện, chóp vương miện cao, cổ đeo các xâu

chuỗi, vòng đeo ta lợn tựa vào vai, tay đeo các vòng trang sức bằng hạt ở cổ tay và bắp tay.

Mô típ hình xoắn móc có người gọi là mô típ hình mây ở điêu khắc tháp Mẫn, chẳng hạn trên trang phục và trang sức của sư tử và ở một số bệ thờ, chúng ta thấy trong điêu khăc thời Lí.

Qua các phần trình bày trên, chúng ta thấy rằng điêu khắc đá chămpa trong quá trình phát triển đã có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng của một số nền nghệ thuật khác, đồng thời phát toả những ảnh hưởng của mình. Điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền nghệ thuật Chămpa nói chung điêu khắc đá Chămpa nói riêng. Đúng như Boisselier đã nhận xét: “ dù những phần đóng góp bên ngoài có quan trọng thế nào đi nữa thì sự quan trọng này cũng không bao giờ là một bản sao lệ thuộc một mẫu nào đó … điêu khắc Chàm vẫn luôn luôn hoàn toàn Chàm trong việc giải thích của các chủ đề cũng như trong các phương diện diễn tả của nó.

Có thể nói nếu không tính một số tác phẩm điêu khắc đá đơn lẽ từ trước thế kỉ thứ VIII Chămpa với những tư liệu hiện vật và kết quả nghiên cứu hiện nay, thì sự định hình và phát triển của điêu khắc đá Chămpa trong khoảg từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ XVII. Quá trình phát triển của nó luôn gắn liền với hoàn cảnh chính trị , kinh tế, văn hoá và Lịch sử chămpa. Dựa trên sự phân tích đặc điểm, thể hiện kết hợp với kết quả nghiên

cứu kiến trúc mà các tác phẩm điêu khắc đá gắn với nó, tư liệu văn bia và những nguồn tư liệu khác.

Quá trình phát triển của điêu khắc đá Chămpa luôn có mối liên hệ với các nền nghệ thuật khác từ bên ngoài, trong đó có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng đã tạo cho điêu khắc đá Chămpa đã đa dạng lại càng đa dạng thêm. Ngược lại điêu khắc đá Chămpa cũng phát toả và gây ảnh hưởng của mình với một số nền nghệ thuật khác trong qua trình giao tiếp, điều đó chứng tỏ, nền nghệ thuật chămpa nói chung, điêu khắc đá Chămpa nói riêng có một sức sống mãnh liệt. Sự suy tàn của nghệ thuật Chămpa nói chung, điêu khắc đá nói riêng là một tất yếu Lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh xã hội đã khác trước.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 148 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w