Tác phẩm tiêu biểu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 97 - 101)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

B, Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phơng cách theo quan điểm của Cao Xuân Phổ ( Nguyễn Khoa

I.2.2. Tác phẩm tiêu biểu

Tiêu biểu cho phong cách Hòa Lai giai đoạn này là hai tác phẩm: tấm lá nhĩ ở Mỹ Sơn A1 và tấm lá nhĩ ở Bình La (Bình Trị Thiên). Đối với tấm điêu khắc Bình La hình ảnh Siva

múa “ điệu múa vũ trụ” đã gây cho người xem bị cuốn hút theo trận cuộn phong của điệu múa. Siva trong điệu múa vũ trụ với đôi tai khuỳnh, năm đôi tay thể năm hoạt động củavũ trụ( sáng tạo, bảo toàn, phá hủy, hòa thân, giải thoát) cầm các báu vật tung tron quanh thân. Đặc biệt là động tác bắt chéo hẳn sang bên phải của tay cánh tay trái tạo thành một hình ảnh trông mãnh liệt lạ thường. Trên tấm lá nhĩ Mỹ Sơn A1 chạm cảnh Siva múa theo nhịp trống sáo.

Như vậy phong cách Hòa Lai là giai đoạn muộn của phong cách Mỹ Sơn E1. Đặc điểm nghệ thuật của giai đoạn này yếu tố bản địa được nhấn mạnh, đẩy lùi sự ảnh hưởng của nghệ thuật bên ngoài. Nghệ thuật Chăm với cá tính thẩm mỹ dân tộc được phát triển mạnh mẽ, tạo nên một vẻ đẹp thuần khiết, sinh động, đầy sức hấp dẫn trong nhiều mô típ điêu khắc.

Các tác phẩm thuộc phong cách Hòa Lai rất hiếm. Chủ yếu là điêu khắc trên gạch. Có một tượng thần Siva bằng đá cũng đươc xem là tiêu biểu cho phong cách Hòa Lai.

N

Ngoài ra còn có vài bức tượng ở Po Naga dường như thuộc thời kỳ này. Đó là tượng Visnu nhỏ và một tượng ngồi. Cả hai đều dựa vào chiếc gối có chu vi bên trên tròn. Tượng Visnu (bị tàn phá nặng) có một chiếc gối xoi ở phần thân người- một kỹ xảo khiến ta nghĩ tới việc tượng dựa đầu vào một vầng

hào quang rộng. Hai cánh tay dưới dựa lên, bên trái trên chiếc chùy, bên phải trên một cái giá. Y phục là một sambôt dài đến đầu gối, có một thân dài kéo tận xuống bệ tượng và đóng vai trò một trụ giữa.

Tượng không có đồ trang sức, đội một chiếc mũ tế. Tuy bị hư hại nhưng có thể nhận ra tượng thuộc một truyền thống khác với của Tiền Ăng ko và của Bắc Chăm pa. Tượng ngồi có hai tay với hai bàn tay đặt lên hai đầu gối. Không có một vật phụ thuộc nào để nhận ra lai lịch tượng. Y phục thì rất khó nhận ra. Nhưng trên đầu tượng có những mớ tóc quăn xoáy ốc lớn thõng xuống ngang vai- gợi lại những đầu người ở Phú Ninh và Yaksa Trà Kiệu…

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w