(Nguyễn Khoa Đăng - MSSV: 0664019)
+Nghi lễ
*Tượng người cầu nguyện
Trong số những tác phẩm về đề tài người cầu nguyện được thể hiện ở điêu khắc đá Chăm pa được biết đến nay, thì điêu khắc Trà Kiệu hoặc theo phong cách Trà Kiệu” chiếm một số lượng lớn. Có thể xếp những điêu khắc về người cầu nguyện ở PoNaga cùng thuộc phong cách Trà Kiệu: với lối thể hiện thường là tượng tròn, có chuôi để gắn vào các góc tháp. Về hình tượng học, thường được thể hiện hai tay chấp trước ngực, mũ miện có nhiều tầng trang trí những chiếc lá đề cách điệu, trên đỉnh thường có một chỏm tròn.
Tượng người cầu nguyện Trà Kiệu
Lưu ý là loại hình cầu nguyện dạng” phong cách Trà Kiệu” như đã nêu, trước đây đã từng bị gọi lầm là Ápsara, chẳng hạn như sổ ghi bảng kê những hiện vật nhập vào của bảo tàng “Blanchard de la Brosse” ngày 1/1/1929- phần về sưu tập của Holbé.
*Tượng tu sĩ
+ Tu sĩ Bàlamon:
Tu sĩ Bàlamon đều là những nhà tu hành khổ hạnh, có trường hợp nhà tu hành khổ hạnh vào rừng ẩn dật theo quan niệm về cuộc sống toàn diện. Một điểm đáng lưu ý để nhận dạng các tu sĩ Bàlamon là nam tu sĩ thường được thể hiện có râu, như tu sĩ –Linh Thái, Tu sĩ Tháp Mẫm, Tu sĩ tháp Klaun Garai, Tu sĩ tháp Po Rômê .
+tu sĩ Phật giáo
Hình tượng tu sĩ Phật giáo ở điêu khắc Chăm pa thường được thể hiện với dạng: y phục là kiểu áo cà sa giống như của Phật; thường gắn với mô tip cánh sen. Hai tiêu bản về tu sĩ Phật giáo được thể hiện ở đây gồm:
*Tu sĩ Đồng Dương (tượng tròn)
Tu sĩ ở tư thế đứng trên một tòa sen (đầu bị gãy), hai tay bưng một bông sen đang nở, giơ ngang ngực; y phục là loại áo cà sa bảy nếp xếp, vai phải để trần. Cũng có thể đây là một đức Phật? hoặc là biểu hiện sự giác ngộ gần tới Phật?
Tu sĩ Đồng
Dương (tượng tròn)
Tu sĩ được thể
hiện ở tư thế ngồi trên tòa
sen, hai tay bưng cây đèn,
hoặc đồ dâng cúng Phật; y
phục là loại áo cà sa nhiều
nếp xếp, vai để trần.
Hình tượng người cầu nguyện, tu sĩ cùng các mô tip hình ngọn lửa được thể hiện ở các đền tháp Chăm pa là sự hoàn chỉnh một nghi lễ cúng tế, thần lửa được coi là đấng tu sĩ cao nhất, có vai trò môi giới giữa người và thần, Phật. Thần lửa
chuyền tải những đồ cúng tế và mang những lời cầu nguyện của tín đồ và những tâm niệm của tu sĩ đến với thần, Phật, để mong được thần phật phù hộ và mang ân phước.
+Múa hát:
*Tượng người múa
Ca múa nhạc đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần và nhu cầu về sự phát triển của xã hội Chăm pa trước đây, nó luôn luôn gắn liền với hiện thực lịch sử về đời sống xã hội của Chăm pa.
Những điều đó phần nào đã được các nghệ nhân điêu khắc đá Chăm pa khắc tả trong trong những tác phẩm của họ. Những tác phẩm điêu khắc đá Chăm pa về đề tài múa không chỉ có nội dung phong phú trong việc phản ánh những hoạt động của xã hội. Đồng thời những tác phẩm này còn có giá trị về mặt thầm mỹ, và là nguồn tư liệu quý giá vào loại bậc nhất giúp các nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực múa cổ truyền của Chăm pa.
Đề tài về múa được thể hiện trong điêu khắc đá Chăm pa khá đa dạng về hình thái và chủ đề phản ánh. Về hình thái có thể chia ra làm ba hình thái cơ bản: hình thái múa dân gian, hình thái múa tôn giáo , hình thái múa cung đình.
-Về hình thái múa dân gian:
Hình thái múa dân gian bao gồm những điệu múa với chủ đề liên quan đến lễ hội dân gian, những ngày tết, ngày mùa, trong đám cưới, múa tiễn đưa, đón chào,…với nội dung phản ánh cuộc sống lao động, vui chơi cũng như chiến đấu. múa
với nội dung phản ánh như trên có thể được xếp vào hình thái múa dân gian. Những hình thức thể hiện của múa dân gian có thể thể hiện múa tập thể, cũng có thể là múa đôi hoặc là múa đơn.
*Người múa Trà Kiệu:
Với hình tượng nổi bật là hai vũ nữ, giáo sư Cao Xuân Phổ gọi là “cô gái Trà Kiệu”. Trần Kỳ Phương gọi bệ này là “Bàn thờ vũ nữ”. Hình tượng vũ nữ, cũng như nội dung được phản ánh trên bệ thông qua các hình tượng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là các động thái múa của vũ nữ.
Với những hình tượng trên “bệ” được thể hiện gần như tượng tròn, toàn thân
thể hình như muốn biểu đạt sự tách hẳn cái bệ đó. Cái bệ chỉ là cái “cớ” để gắn liền những tượng người chung trong một cái phông, cái bệ hay đúng ra là cái phông phía sau đó là sự tượng trưng của một tòa thành. Điều đáng chú ý là ở phía dưới (bên trái vũ nữ và bên
phải nhân vật nam) có hình con ngựa, rất có thể là ngựa chiến.Thật đáng tiếc những đạo cụ mà nhân vật nam cầm để múa không được rõ chi tiết nhưng chắc chắn không phải là hai nhạc công đánh đàn vina, mà trong đó rất có thể là một nhân vật nam cầm côn, còn nhân vật nam kia,không phải cầm cây thước mà có thể cầm cây mía? Nếu quả như vậy thì đây là hình tượng về một
vở múa với hai đoạn cảnh: cảnh mừng được mùa và cảnh chúc mừng chiến thắng của chiến binh khi trở về.
- Phù điêu người múa Dương Long và phù điêu người múa Tháp Mẫm, tất cả đều đang ở trạng thái Tribhanga (tam gấp). Nội dung của điệu múa thể hiện tinh thần quật cường, không chịu khuất phục.
*Phù điêu người múa Tháp Mẫm
-Về hình thái múa tôn giáo
Hình thái múa tôn giáo bao gồm các chủ đề múa liên quan đến nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thường được qui định bởi những luật tục. Nội dung, khúc thức múa cũng như nhịp điệu mang những đặc điểm biểu hiện sự tôn kính, cầu xin tùy theo tính chất của nghi lễ.
*Những hình tượng múa.
Tất cả được thể hiện vũ điệu múa lụa, hay múa khăn, với động thái Tribhanga: một chân nhấc lên( đầu gối cao ngang hông, một tay giơ lên khỏi đầu) thể hiện động tác một vai dướn lên, vai kia hạ xuống, đoạn thân người ngã về một bên, còn mông đánh sang một bên. Những hình tượng múa này có thể dược coi là điệu múa “bóng”, đó là điệu múa ca tụng hoặc biểu hiện sự gần gũi với thần thánh. Điệu múa này xuất phát từ điệu múa của thần Siva, với một chân đưa lên (điệu múa vận hành của vũ trụ), nhưng không theo khuôn mẫu cụ thể.
Về hình thái múa cung đình
Hình thái múa cung đình bao gồm những chủ đề múa liên quan đến việc ca ngợi công đức vua chúa, nghi lễ tiếp khách hay phục vụ yến tiệc của cung đình, cũng như những điệu múa phục vụ việc vui chơi trong cung đình…Có thể được coi là
múa cung đình. Múa cung đình có đặc điểm là hầu như các vũ công đều là nữ và có tính cách là diễn viên chuyên nghiệp.
Phù điêu Mỹ Sơn:
Bức phù điêu này có thể chia làm ba màn cảnh:
Chính giữa: là một người ngồi ghế, tay trái giơ lên với điệu bộ bắt nhịp, tay phải cầm một thanh kiếm? hai bên phải trái là người đứng che lọng.
Cảnh bên phải gồm: một nhân vật khoác lên vai một cây phất trần, tiếp theo là hai vũ nữ, với động thái hai chân bước rộng bằng vai, hai chân bước rộng bằng vai, hai đầu gối khuỳnh ra hai bên, hai tay giơ lên khỏi đầu và hai bàn tay chắp lại, ngoài cùng là ba nhạc công, một người thổi kèn Sanagai, một người đứng đánh xập xõa, một người ngồi hai tay vỗ trống Gananknưng (trống bịt da hai mặt).
Cảnh bên trái: Một nhạc công ngồi và sử dụng trống Baranưng (trống dẹt, bịt da một mặt), kế tiếp là hai vũ nữ
với động thái là đứng chạm gót vào nhau, hơi nhún người xuống và lệch người về bên trái, tay phải đưa ngang ngực, tay trái giơ ngang đầu, ngón tay trỏ chỉ lên. Động tác này của tay hình như muốn biểu cảm sự nhớ lại điều gì? Ngoài cùng là hai nhạc công, một ở tư thế đứng, chơi xập xõa, một ngồi chơi trống Gananknưng. Toàn cảnh của bức phù điêu toát lên sự phản ánh việc cung chúc vị vua hoặc vị quân vương nào đó.
Qua những tác phẩm điêu khắc đá Chăm pa về đề tài múa, chúng ta có thể coi đó là những điệu múa cổ truyền của Chăm pa được điêu khắc đá Chăm pa phản ánh. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy được một số đặc điểm cơ bản của nghệ thuật múa ở Chăm pa trước đây:
Động thái phổ biến là động thái Tribhanga (tam gấp) với những động tác như: nhún dập dình, uốn hất, bật, nảy, được thể hiện qua động tác chân, tay và độ xoay lượn của vai. Toàn bộ động thái được biểu hiện ở hai tuyến động tác chính: tuyến thẳng và tuyến cong với khúc thức chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, linh hoạt, và biểu cảm với sự hồn nhiên, tươi tắn, trong sáng, có khi sôi động ( đối với múa dân gian và múa cung đình). Những điệu múa chiến đấu biểu hiện sự dũng cảm, cương quyết.
Qua những tác phẩm điêu khắc đá về đề tài múa còn cho chúng ta thấy được đặc điểm về tính tạo hình với sự cách điệu và tính khái quát hóa rất cao của nghệ thuật tạo hình ở múa Chăm pa.
Phù điêu thành Bình Định
Đây có thể chỉ là một mảnh của bức phù điêu liên hoàn. Hình ảnh thể hiện trên bức phù điêu này (tính từ trái sang phải ) gồm: nổi bật là hình một chiến binh đứng trên xe chiến mã đang bắn cung, phía sau còn những xe chiến mã nửa đang lao lên (nhưng chỉ thể hiện bằng hai con ngựa với nửa thân trên, phía sau, có lẻ còn gắn với mảnh khác), tiếp theo ở chính giữa là một người đang cầm một vật giơ lên khỏi đầu.
*Phù điêu chủ đề cuộc sống sinh hoạt đời thường:
Hình tượng thể hiện trên bức phù điêu này là hai người cưỡi ngựa đánh cầu.
Phù điêu Khương Mỹ
Hình tượng thể hiện là một người đang biễu diễn động tác phi ngựa.
Phù điêu Khương Mỹ
Hình tượng thể hiện là hai người đang biễu diễn đấu
vật: cả hai đều đang ở tư thế đứng chùng người xuống, chân phải người này đặt chéo chân trái của người kia. Tay phải của người này bắt vào đùi trái của người kia và ngược lại tay trái của người kia bắt vào chân phải của người này. Tay còn lại của cả hai người đều giơ lên ngang đầu, chuẩn bị một cú bắt giật bất ngờ để hạ đối thủ.
Phù điêu Chiên Đàng
Hình tượng thể hiện là một người đang ngồi thổi sáo một cách say sưa. Hình người thổi sáo này cùng với hình người thổi sáo trên bệ Mỹ Sơn E1, cho chúng ta thấy rằng sáo cũng là một nhạc cụ phổ biến và mang tính cổ truyền ở Chăm pa
Phù điêu người đỡ bệ
Phù điêu tượng người được thể hiện quanh bốn mặt của bệ với tư thế một chân chống
thẳng, một chân quỳ; hai tay giơ lên khỏi đầu với động tác có vẻ như đang nâng đỡ một vật rất nặng. Rất có thể nội dung, tư tưởng của các tác phẩm trên liên quan đến quan niệm “cuộc đời là bể khổ”, hay đúng ra là diễn tả cảnh người kiếp trước ở ác, kiếp sau bị đày ải (nghiệp báo) giống như những hình người đỡ bệ ở một số bệ thờ, hoặc đỡ cột ở trong điêu khắc Phật giáo thời Lý , Trần, Lê (người đỡ bệ ở tượng Phật Bà quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa bút tháp Hà Bắc).
Về tượng Kút thì thường sử dụng ơ các nghĩa địa. Tượng Kút phản ánh sự bất lực của các nghệ nhân. Ngoài ra hình dáng mái tóc thể hiện sự giàu có hay nghèo khổ của người đã chết. Tượng Kút không đặc sắc như tượng tròn và phù điêu nên không trình bày sâu ở đây.
Như vậy qua việc khái quát các tác phẩm điêu khắc nổi bật như trên ta có thể thấy được cuộc sống của người Chăm pa hiện lên trong các tác phẩm điêu khắc đá Chăm pa vừa sinh động, vừa đa dạng lại hết sức đặc sắc. Bao gồm các nghi lễ, tu sĩ, múa, chiến đấu,…