Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X)

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 64 - 70)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

A. Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phong cách trong điêu khắc đá Chămpa theo quảm điểm của Trần

I.5. Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X)

I.5.1. Giới thiệu phong cách Mỹ sơn A1 các tác phẩm tiêu biểu

Trong phong cách Mỹ Sơn A1 nó được chia và phát triển bởi hai giai đoạn phong cách khác nhau:

 Trong phần đầu của nghệ thuật Mỹ Sơn A1, tức trong phong cách Khương Mỹ, các đặc điểm của Đồng Dương phai mờ dần để nhường chỗ cho tính trang nhã. Các khuôn mặt của các hình điêu khắc dịu

hiền dần để rồi cũng trở nên tươi cười. Trong suốt quá trình phát triển của phong cách Mỹ Sơn A1, ảnh hưởng của nghệ thuật Giava càng trở nên rõ nét và hoàn toàn ngự trị ở giai đoạn hai phong cách Trà Kiệu.

Hình: dáng đứng thẳng, đeo vòng cổ, đầu đội mũ hoa, có trang trí hoa văn trên cánh tay, tai đeo vòng…

Tác phẩm Skanda Mỹ Sơn

Phù điêu Cỗ xe ngựa

Sự

chuyển tiếp từ phong cách Đồng Dương sang phong cách Mỹ Sơn A1 đánh dấu bằng những điêu khắc của khu tháp Khương Mỹ. Gần với những tác phẩm Khương Mỹ mà điển hình là tấm lá nhĩ thể hiện Krisna Govardhana, còn có bệ tượng Mỹ Sơn A10. Các tác phẩm điêu khắc của Mỹ Sơn A1, A4, B4, B5, D1, tượng môn thần ở Cù Hoan, tượng thần ở Gian Bửu, tượng nữ thần ở Hương Quế, năm bức phù điêu ở Phong Lệ… cho nên các nhà nghiên cứu đã gọi giai đoạn phong cách Mỹ Sơn A1 là phong cách Khương Mỹ.

I.5.2.Đặc trưng của Khương Mỹ

• Mặc dù không thể hiện phong cách vững chắc như Đồng Dương nhưng các tác phẩm thuộc phong cách Khương Mỹ xuất hiện như một giai đoạn chuyển tiếp với những nét đặc trưng

nổi bật sau: các giai đoạn khuôn mặt dần trở nên dịu dàng và cuối cùng đạt tới một vẻ gần như tươi cười.

• Hình tượng trong phong cách Khương Mỹ được bố cục chặt chẽ với đôi chút nặng nề phần nào gợi lại Đồng Dương, nhưng ít nhiều đã thoát hơn, cân xứng nhất là trong việc thể hiện cảnh trí các nhân vật: những người chăn gia súc được bố trí đặt cạnh nhau như những yếu tố rời rạc với những khuôn mặt còn nặng nề, nhưng các động vật và các cành lá xung quanh được tạo mêm mại, nhẹ nhàng.

• Động tác Krisna: cánh tay giơ lên, hai chân hơi khuỳnh xuống, một bàn tay tựa lên mặt trên của bắp vế, được thể hiện sinh động và có khuynh hướng tiến tới tả thực. Tuy còn mang nhiều nét của khuynh hướng Đồng Dương, nhưng ở hình tượng Krisna đã lộ được sự tòm tòi tính chân thực và tính mền mại. Hình: Trang trí hoa lá trên đài thờ, những đóa mền mại, gắn

kết thành một bức tranh hài hòa Trang trí đài thờ- Khương Mỹ

 Giai đoạn thứ hai hay phong cách thứ hai của nghệ thuật Mỹ Sơn A1 là

một giai đoạn tuyệt mỹ nhất của nghệ thuật điêu khắc Champa - phong cách Trà Kiệu. Nếu đem so sánh giữa các tác phẩm điêu khắc của Khương Mỹ và các tác phẩm và các tác

phẩm Trà Kiệu có sự đối lập tuyệt đối và chuyển biến rõ ràng. Các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của phong cách Trà Kiệu như: Bệ thờ tượng Trà

Kiệu có các mặt miêu tả rất tỉ mỉ, phần lớn là hình vuông, được trang trí cả bốn mặt bằng một dãy dài những hình chạm nổi khoảng 15 cm rất thanh nhã. Các đề tài thường lấy từ các văn bản của Visnu giáo (món quà tặng của nhà buôn cho

Krisna đang ngồi trước Rama đứng, mảnh vỡ cái cung của Kamsa, phép màu cái u Trivakra, nhảy múa…

Đến hình chạm khắc Trà Kiệu thì không còn chút gì dữ tợn, nặng nề của Đồng Dương nữa, mà nó hết sức nhẹ nhàng, uyển chuyển, khoái lạc của truyền thống nghệ thuật Java, nhưng vẻ đẹp phụ nữ rất quyến rũ lại giống Ấn Độ (ở tính nảy nở của đôi vú, chiều rộng của xương chậu, nét thanh lịch, hấp dẫn của thân thể). Do đó, khi thăm bảo tàng Chăm Đà Nẵng bước từ phòng Đồng Dương sang phòng Trà Kiệu người xem cứ ngỡ ngàng như bước vào một phong cách nghệ thuật khác nhau. Nếu ở kia rậm rịt, mảnh liệt, day dứt chiếm ưu thế thì ở đây khác hẳn tinh tế, trang nhã, mềm mại, duyên dáng, hài hòa lại nổi bật lên. Điêu khắc Trà Kiệu chủ yếu là các di vật thu được ở Trà Kiệu và một số khác ở Mĩ

Sơn, Đồng Dương.

Tác phẩm Siva múa- Trà Kiệu

Tượng Siva- Trà Kiệu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 64 - 70)