Trong nghiên cứu, phân loại nghệ thuật kiến trúc, điêukhắc Champa, các nhà nghiên cứu thường sử dụng cách phân loại theo các ký hiệu E 1, A 1 được lấy theo ký hiệu của

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 38 - 45)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

48 Trong nghiên cứu, phân loại nghệ thuật kiến trúc, điêukhắc Champa, các nhà nghiên cứu thường sử dụng cách phân loại theo các ký hiệu E 1, A 1 được lấy theo ký hiệu của

đó đã được các nghệ sĩ kiến trúc, điêu khắc bậc thầy thuở trước ghi giữ lại trên các đền, chùa, tháp. Họ đã để lại một kho tàng vô cùng quý giá.

Những ngọn tháp Chăm cổ bằng gạch uy nghi, hùng vĩ, nhưng không kém phần duyên dáng, xây bằng một thứ đất sét luyện riêng không cần chất kết dính. Và loại gạch đó đã đảm bảo cho nhát đục của nhà điêu khắc len lách vào những chi tiết tinh tế nhất mà gạch vẫn không bị rạn vỡ, hình tượng rất mực trung thành với người sáng tạo ra nó. Cũng ít nơi ở Đông Nam Á có những tác phẩm đầy sức sống, biểu hiện nội tâm mãnh liệt, yêu đời, yêu cuộc sống như trên đất Champa cổ.

Nghệ thuật Chăm, tuy tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ, song trong quá trình tiến triển, tính bản địa ngày càng đậm nét và tính dân tộc ngày càng được khẳng định, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo có sức hấp dẫn. Ấn Độ, xứ sở của “thầy tu và vũ nữ” (Engels), của khắc kỷ và khoái lạc. Điêu khắc Chăm cũng theo quỹ đạo đó nhưng đặc biệt làm nỗi bật sức sống mãnh liệt của con người với những nội tâm lúc bay bổng, lúc sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc trăn trở day dứt… Toàn bộ nghệ thuật điêu khắc Chăm không chỉ là những thần, những người mà đến những động vật thần thoại cũng đều run rẩy, sống động dưới nhát đục đẽo tài hoa điêu luyện của người nghệ sỹ điêu khắc Champa. Những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu như tấm lá nhĩ Siva múa ở Bích La, chân dung của Siva ở Tháp Mẫm, những tượng voi, tượng sư tử… Mỗi một tác phẩm đều biểu lộ sự tràn trề hoặc kín đáo một tâm tư, tư tưởng tha thiết với cuộc sống mà nổi bật là cái khoáng đạt, rộng mở của tâm hồn con người.

Trong nghệ thuật điêu khắc Champa chúng ta còn có thể bắt gặp những đường nét, những tinh thần, ý tưởng phong cách nghệ thuật khác nhau trong khu vực như nghệ thuật Khmer, nghệ thuật Mã Lai( java)…

Điêu khắc đá Chăm pa được thực hiện bằng đá sa thạch. Thường là loại thuộc dạng trầm tích, có kiến trúc cơ bản của các hạt dạng “Pơ xa mít”, loại đá này trong chuyên môn địa chất gọi chung là “cái kết”. Đá sa thạch được các nghệ nhân Chăm pa sử dụng có các loại màu hồng nhạt, đỏ tím, phớt xám. Có thể nói đá là chất liệu chủ yếu trong điêu khắc Chăm pa. Vì đá sa thạch là nguyên liệu có sẵn tại địa bà cư trú của cư dân Chăm pa, đặc biệt là vùng Quảng Nam- Đà Nẵng, và có lẻ những điêu khắc với chất liệu đá sa thạch giai đoạn đầu là nền tảng cho việc điêu khắc đá rất phát triển, các giai đoạn sau đã bảo lưu điều này như một truyền thống. Bên cạnh đó đá sa thạch còn có nhiều thuận lợi cho điêu khắc, nhất là lúc đá còn mềm , người ta có thể gọt, vạch khắc những chi tiết một cách đơn giản, nhẹ nhàng (loại đá này chỉ trở nên cứng khi nó được lấy khỏi gốc của nó và để cho khô), nên được các nghệ nhân Chăm pa ưa chuộng sử dụng trong điêu khắc.

Ngoài ra còn có một số loại đá khác như đá màu xanh rêu, hoặc xanh đen ở một số điêu khắc thuộc “phong cách Bình Định”, một số điêu khắc ở tháp Po Klaun Garai thuộc loại đá Bazanpocfia…

Về kỹ thuật thì ắt hẳn các nghệ nhân CHăm pa cũng phải qua từng công đoạn và từng khâu trong công việc, trước hết là chọn nguyên liệu, kỹ thuật đầu tiên sử dụng là kỹ thuật khoan

hoặc đục để tách đá ra khỏi gốc của nó. Sau đó sử dụng kỹ thuật cắt, nạo gọt để tạo khối hay tạo mảng cho đề tài định thể hiện. Sau khi đã qua khâu phá toàn bộ để tạo khối hay tạo nền cho tác phẩm định thể hiện, người thợ cả có thể phác họa hình tượng điêu khắc trên một bản vẽ riêng hoặc trực tiếp trên đá đã được tạo khối hay nền để điêu khắc. Rồi cho độ “nông”, “sâu”, bề ngang hoặc bề cao cho từng chi tiết của tác phẩm định thể hiện đối với tượng tròn, và phân mảng cho từng nhân vật cũng như cảnh trí đối với phù điêu có nhiều nhân vật và cảnh trí, để cho những người thợ thực hiện. Chắc chắn có tác phẩm chỉ do một nghệ nhân thực hiện nhưng cũng có những tác phẩm do nhiều người thực hiện, chẳng hạn những bức phù điêu lớn hoặc phù điêu có tính liên hoàn, có thể được phân chia từng mảng cho từng người hoặc từng nhóm thực hiện. Loại hình phù điêu này khá phức tạp, vì việc phân chia từng mảng, từng bố cục đòi hỏi sự cân đối và hợp lý cho từng mảng cũng như cho toàn bộ bố cục, sao cho khi ráp vào nhau phải ăn khớp, do đó đòi hỏi độ chính xác cao, không cho phép sự sai lệch về kích thước.

Điêu khắc đá Chăm pa nếu nhìn ở góc độ tổng quát thì lượng đề tài và nội dung phản ánh rất phong phú, hình thức thể hiện có hai dạng chính, đó là loại hình phù điêu và loại hình tượng tròn. Riêng về phù điêu, thì hầu hết ở dạng phù điêu nổi cao, có loại gần như tượng tròn. Nhưng nếu nhìn riêng những điêu khắc đá ở một đền tháp cụ thể, thì lượng đề tài cũng như loại hình không nhiều. Cũng như nguyên lý của cấu trúc của Tháp Chăm pa, mỗi tầng trên lại là sự lặp lại của tầng dưới, điêu khắc đá gắn với nó gần như cũng vậy.

Khi đề cập đến nghệ thuật điêu khắc Champa, các nhà nghiên cứu thường đứng trên các lập trường, quan điểm khác nhau mà phân loại những giai đoạn và phong cách điêu khắc khác nhau. Có thể kể qua một vài cách phân loại của các nhà nghiên cứu điêu khắc Champa như :

Quan điểm của P. Stern, ông chia nghệ thuật điêu khắc

Chăm pa thành 7 loại phong cách cụ thể: + Phong cách xưa (thế kỷ VIII)

+ Phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX) + Phong cách Đồng Dương (cuối thế kỷ IX)

+ Phong cách Mỹ Sơn A1 (đầu thế kỷ X, trước năm 920) + Chuyển tiếp giữa Phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định (thế kỷ X đến thế kỷ XI)

+ Phong cách Bình Định (thế kỷ XII-XIV) + Phong cách muộn (thế kỷ XIV về sau).

Quan điểm của Boisselier:

Boisselier đã kết hợp sự phân tích liên quan về lịch sử của Chăm pa với nghệ thuật tượng để phân chia thành 8 giai đoạn phong cách sau:

+ Bước đầu của Chăm pa – khoảng 629-757 sau Công nguyên (phong cách Mỹ Sơn E1 và sự kéo dài của nó)

+ Quyền bá chủ các tỉnh miền Nam, nước Hoàn Vương- 758-859 sau công nguyên (phong cách Hòa Lai)

+ Indrapura và phong cách Đồng Dương (khoảng 875- 915sau công nguyên)

+ Nước Chăm pa từ cuối thế kỷ X đến khi bị Ăngkor chiếm đóng (1177)- phong cách Tháp Mẫm hay là phong cách Bình Định.

+ Nước Chăm pa từ cuối thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV. Nghệ thuật tạc tượng Khơme ở Chăm pa và sự kéo dài của phong cách Tháp Mẫm.

+ Nước Chăm pa từ 1307 đến khi bỏ hoàn toàn Vijaia năm 1471- phong cách Yang Mum.

+ Từ khi Vijaia bị chiếm (1471) đến ngày nay- phong cách Pô Rômê, Các tượng Kút.

Quan điểm của Trần Kỳ Phương

Trong tác phẩm “Điêu khắc Champa” xuất bản năm 1987, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương đã phân chia nghệ thuật điêu khắc Champa thành chín phong cách:

+ Giai đoạn ảnh hưởng của Ấn Độ và những tác phẩm đầu tiên của điêu khắc Champa

+ Phong cách Mỹ Sơn E1 + Phong cách Hòa Lai + Phong cách Đồng Dương + Phong cách Mỹ Sơn A1 + Phong cách Chánh Lộ

+ Phong cách Tháp Mẫm hay Bình Định + Phong cách Yang Mun

+ Phong cách Pô Rô Mê

Trong các tác phẩm về điêu khắc Champa của mình, ông phân chia nghệ thuật điêu khắc Champa theo sáu phong cách. Đó là:

+ Phong cách Mỹ Sơn E1 (nữa đầu thế kỷ XVIII) + Phong cách Hòa Lai ( nửa đầu thế kỷ IX)

+ Phong cách Đồng Dương (cuối thế kỷ IX)

+ Phong cách Trà Kiệu (cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X) + Phong cách Tháp Mẫm (thế kỷ XII, XIII)

+ Phong cách Pô Klaung Garai (thế kỷ XIII, XIV, đến thế kỷ XVI)

Có nhiều cách phân chia các phong cách điêu khắc nói chung, điêu khắc đá nói riêng. Trong phạm vi bài viết này xin tập trung xem xét quan điểm của Cao Xuân Phổ và Trần Kỳ Phương, xem đó là 2 quan điểm cơ bản nhất có tính đại diện. Như vậy lịch sử của vương Quốc chămpa trải qua nhiều thăng trầm và biến cố, mỗi giai đoạn lịch sử chịu một tác động riêng và cũng từ đó lại tạo ra một phong cách riêng trong nền nghệ thuật của Chămpa nói chung và nền điêu khắc đá nói riêng. Ngày này các nhà nghiên cứu đã đã chia nghệ thuật điêu khắc ra thành các giai đoạn và các phong các khắc nhau của nhiều quan điểm khắc nhau nhưng ở đề tài này chúng tôi chỉ trình bày hai quan điểm của Trần Kì Phương và Cao Xuân Phổ như trên đã giới thiệu sơ lược và sẽ đi sâu hơn về từng phong cách vào chương sau.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 38 - 45)