Po Dharma, 1987 (I), trang 69-70.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 28 - 29)

Việt kiều. Và xự xung đột này thường xảy ra chung quanh vấn đề khủng hoảng đất đai. Vì rằng Việt kiều càng ngày càng mở rộng lãnh thổ của mình, hoặc qua các cuộc mua bán ruộng đất một khi dân tộc Champa bị thiếu nợ, hoặc qua các cuộc chiếm đất bất hợp lệ trong những khu vực hoang vắng. Kể từ đó, Panduranga- Champa không còn biên giới cố định, vì lãnh thổ có một hình dạng như vết dầu loan, nằm xen kẻ trong biên giới của đất đai thuộc phủ Bình Thuận của nhà Nguyễn33

I.9. Những ngày cuối cùng của Champa - Thời kỳ 1771-1832

Năm 1771 đánh dấu cuộc vùng dậy của Tây Sơn chống lại chế độ bạo tàn của nhà Nguyễn. Công trình đấu tranh của Tây Sơn bắt đầu lan rộng trong khắp nước. Trước tình thế này, nhà Nguyễn từ bỏ thủ đô mình để lui về ẩn náu ở khu vực đồng bằng sông Mékong, chờ đợi thời cơ khôi phục lại đất nước 34. Kể từ ngày ấy Tây sơn làm chủ miền bắc, còn hoàng tử Nguyễn Ánh của nhà Nguyễn làm chủ miền nam. Thế là Panduranga-Champa, vì địa thế của mình, một lần nữa trở thành nạn nhân của chiến tranh giữa người Việt với người Việt, một cuộc chiến tranh chẳng có gì liên hệ với vương quốc Champa. Theo sử liệu của Việt Nam35, mục tiêu tiên quyết của Nguyễn Ánh và Tây Sơn là phải chiếm cho kỳ được Panduranga-Champa để làm nhịp cầu tiến quân chống phá thành Saigon do Nguyễn Ánh trấn giữ hay chống phá Nha Trang dưới sự kiểm soát của Tây Sơn. Làm chủ Panduranga-Champa tức là làm chủ tình hình

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 28 - 29)