Phong cách Mỹ Sơn E1 (629-757):

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 48 - 56)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

A. Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phong cách trong điêu khắc đá Chămpa theo quảm điểm của Trần

I.2. Phong cách Mỹ Sơn E1 (629-757):

I.2.1.Giới thiệu về phong cách và những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu

Bước sang giữa thế kỉ thứ VII, tính bản địa của điêu khắc đá Champa mới được thể hiện trong phong cách Mỹ Sơn E1. Các tác phẩm tiêu biểu tồn tại đến ngày nay như: bệ thờ Mỹ Sơn E1, tượng Ganesa ở Mỹ Sơn E5, chiếc lá nhĩ ở Mỹ Sơn F1, hai lá nhĩ ở Mỹ Sơn C1 và Mỹ Sơn A’4, tượng Visnu ở Đa Nghi, một bức tượng thờ ở Thạch Hãn…

Bệ thờ Mỹ Sơn E1

Bệ thờ Mỹ Sơn E1 là một loại trang trí bằng đá khối ghép lại phụ vào bệ chính của tượng thờ. Tổng thể này là sự riêng biệt và độc đáo của nền kiến trúc và điêu khắc Champa. Chúng ta thấy ở bệ tượng cũng có những người mặc sampot xếp ngang như ở Tuol Baset của Khơme. Chi tiết này thịnh hành lâu ở Champa. Khung cảnh trang trí là các lá rách của chòi gác và các trụ ngạch.

Một trong những băng dọc được trang trí bởi những gậy cong là đặc điểm của Sambor- chính là cảm hứng của nghệ thuật Ấn Độ (Ajanta, Badami. Ellora). Những họa tiết này ở Champa chỉ có duy nhất trên bệ thờ Mỹ Sơn E1. Điều này chứng tỏ, Champa thời Isanavarman chịu ảnh hưởng trực tiếp của nghệ thuật Ấn Độ rất lớn. Tuy nhiên, Mỹ Sơn cũng có cấu tạo hoàn toàn độc đáo ở việc sắp xếp các hình trang trí, tất cả những yếu tố vay mượn chứng tỏ bệ tờ Mỹ Sơn E1 có niên đại xấp xỉ 675 niên đại của một bia kí đã được di chuyển khỏi E1.

Ở giữa của mặt trước đài thờ là một bậc cấp nhỏ. Thành của bậc cấp là một bức chạm tả cảnh ba người trong điệu múa khăn. Vũ nữ trên thành bậc của đài thờ đang ở

trong giấy lát cao trào của một điệu múa, hai tay khỏe khoắn dang rộng hết nâng cao hai dải lụa dài , mặt ngẩng lên say sưa, thân rạp về phía trước, ngực ưỡn căng ra, chân gập khuỷu soạt một bước dài hết cỡ. Tay, thân, chân, tất cả cơ bắp như đang căng lên và cực độ các bờ cong, bờ lượn của cơ thể cố định lầy hình tượng trong giây phút sảng khoái ngây ngất hết mình. Tâm

của hình tượng cùng tâm với bố cục hội tụ lại một điểm trước ngực vũ nữ. Hai người múa hai bên với những khối hình lượn đứng, những dải lụa trải dọc làm cho bức chạm trông như một đóa hoa nở tung mà mỗi người múa là một cành hoa. Hai tay vịn vào thành bậc ở hai bên đứng thẳng lên rồi lươn thành một đường cong duyên dáng. Mọi thứ toát lên một vẻ say sưa, thành kính trong nghi lễ dâng cúng thần linh. Vũ nữa giữa hoa lá, một vũ nữ đẹp tài hoa, hoàn mỹ, một kiệt tác điêu khắc Chăm.

Hai bên bậc cấp là hai phiến đá chạm khắc hai vòm cuốn, mô phỏng theo hình dáng các vòm cuốn trên các cửa tháp. Dưới hai vòm cuốn là hình ảnh hai nhạc công, một người đang chơi đàn và một người thổi sáo. Bên hông phải của bậc cấp đài thờ là cảnh một đạo sĩ ngồi trầm ngâm trước một quyển kinh, bên trái tu sĩ là một chú két ló đầu ra từ một lùm cây, bên phải là một chú sóc duỗi cái đuôi xù chạy

Tác phẩm người thổi sáo-Đài thờ Mỹ Sơn E1 xuống từ một thân cây

to có tán lá toả ngang đầu đạo sĩ. Các tu sỹ Balamôn đang trầm tư, giảng đạo, múa hát, thổi sáo, luyện thuốc… trong rừng sâu.

Tượng chó- Mỹ Sơn E1

Hoặc các con thú vật cũng đều đậm yếu tố hiện thực, tự nhiên sống động và hài hòa. Đó chính là tinh thần đặc trưng của Mỹ Sơn E1. Ở đây có ảnh hưởng phong cách đường nét của nghệ nhân Sanchi (Ấn Độ) ở vẻ tự

nhiên sống động, ảnh hưởng của nghệ thuật Gupta ở tính cân đối hài hòa, song Mỹ Sơn E1 đã kết hợp các yếu tố đó lại với nhau tạo thành một phong cách độc đáo, mang tính bản địa.

Hình: đứng, tay trái cầm rìu, tay phải cầm củ cải mulaka, tay trái dưới cầm bát, tray phải dưới cầm chuỗi tràng hạt, tấm da cọp xiết chặt vào hông trên, mặc chiếc sampot giống chiếc sampot của hình người ở

Mỹ Sơn E1, chỉ có ngà voi bên phải, vòi thõng xuống vào chiếc bát ở tay trái, sọ dừa trọc.Với thân hình tròn trĩnh, mập mạp, tượng thần Ganesa đứng trông rất vững chãi, bệ vệ và thân thiện với mọi người.

Tượng Ganesa ở Mỹ Sơn E5

Hình: Đây là bức tượng theo bút pháp tả thực với

chiều cao gần như người thật, khuôn mặt bộc lộ những nét nhân chủng của người Chăm. Đôi mắt hơi xếch, mở lớn, cánh mũi to và đôi môi dày. Đôi vai ngang và dáng đứng thẳng toát lên một sức mạnh cường tráng.

Tượng Shiva ở tháp Mỹ Sơn C 1

Mi cửa ở tháp Mỹ Sơn E1:

Cảnh thần Vishnu sinh ra thần Brahma từ cuống rốn của mình- chủ đề quen thuộc trong thần thoại Ấn Độ. Thần Vishnu nằm trên biển vũ trụ, được nâng đỡ bởi rắn thần Shesha 7 đầu, tay phải đỡ dưới đầu, tay trái giữ chặt cuống sen mọc ra từ rốn. Trên đài sen ở đỉnh bức phù điêu là hình ảnh thần Brahma ngồi chễm chệ. Thần Brahma có bốn đầu nhìn về bốn hướng, đầu quay về phía sau không thể hiện được trên phù điêu. Ở phía chân thần Vishnu là hình ảnh một vị đạo sĩ đang chúc phúc cho cuộc đản sinh. Hai đầu của bức phù điêu là hai chim thần Garuđa có thân hình người, hai tay cầm hay con rắn như đang thành kính canh giữ cho cuộc đản sinh. Trên đường viền của bức phù điêu được chạm khắc hình bông hoa 4 cánh đơn giản theo mô típ giống như các cánh hoa trang trí trên

đài thờ Mỹ Sơn E1.

Đường nét mềm mại, đơn giản nhưng sống động của các tác phẩm điêu khắc trên đài thờ Mỹ Sơn E1 và các bức mi cửa đã được xem là tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật sớm của điêu khắc Chămpa, xuất hiện trong khoảng thế kỷ VIII- IX.

I.2.2.Một số đặc trưng phong cách đá điêu khắc Mỹ Sơn E1

• Các nhà khổ hạnh có đồ đội là một tập hợp các chuỗi tóc nâng cao lên thành búi, phía dưới có một nếp xoắn ngang giữ lại. Các bím tóc tết lại được tập hợp thành một bộ phận hình chóp nón cắt ngang, được giữ lại bằng hai bím tóc ngang, trước khi những đầu mút các bím tóc tết thẳng xuống một cách tự do.

• Chiếc mukuta của các nhân vật chủ yếu ở bậc tam cấp bệ Mỹ Sơn E1 là một loại mũ giáo chủ hình nón được đánh dấu bằng từng bậc nhỏ.

• Đồ trang sức gồm vòng đeo cổ, dây thắt quanh phần trên của thân người và vòng đeo tai. Vòng cổ có hai vòng và được tạo bởi một dãy ngọc lớn đầu hướng về phía trục và được sắp xếp cân xứng. Hai dãy ít nhiều giáp nhau mang lại cảm giác như một vòng đeo duy nhất.

• Dây thắt lưng chung quanh phần trên thân xiết vào vòng phía dưới của lồng ngực và chỗ lõm của xương cụt được đánh dấu bằng đóa hoa chạm phía trên.

• Các vòng đeo tai thường có hai dạng: hoặc là những hoa chạm có nhiều hình thức khác nhau, ngoắt vào đầu mút các dái tai kéo dài ra; hoặc là những đĩa lớn căng dái tai ra và có thể so sánh được với những tác phẩm giai đoạn trước.

• Y phục là một Sampot với phần trên túi ngược lên dây thắt lưng nhưng vẫn giữ một mép thả tự do thõng xuống bởi sức nặng. Một thân khác vén lên giữ hai chân và xiết chặt vào hông, ấp vải vào hai đùi tạo nên một nét xiên được diễn đạt một cách tự nhiên.

• Chiếc thắt lưng cao ngang ngực cứng, nhọn đầu lên ở giữa. Dải thắt lưng dài buông xuống thành nếp rũ lòa xòa xuông đến bắp chân, gấu loăn xoăn, đôi khi có khóa thắt lưng dài trước bụng, một mảnh vải nửa hình tròn lửng lơ dưới thắt lưng.

Trong phong cách điêu khắc Mỹ Sơn E1 có những đặc điểm riêng của nó vì vậy mà ảnh hưởng Ấn Độ đang mờ dần,

quan hệ với các nước láng giềng đang tăng dần, tính bản địa đang dần trên đường khẳng định.

Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng phong cách Mỹ Sơn E1 là một trong những pho cách đáng lưu ý nhất, đẹp nhất của nghệ thuật Champa bởi chất lượng điêu khắc cao cũng như những phẩm chất thực sự của nó.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w