II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)
A. Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phong cách trong điêu khắc đá Chămpa theo quảm điểm của Trần
I.3.1. Giới thiệu về phong cách và những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu
tiêu biểu
Tuy các tác phẩm điêu khắc thời Hoàn Vương còn không nhiều nhưng chúng có những nét đặc trưng riêng. Có thể nêu ra một số nhóm điêu khắc điển hình của giai đoạn nghệ thuật phong cách này.
Những tác phẩm thu thập được ngay ở Hòa Lai và những di vật có phong cách nghệ thuật ở những địa điểm khác như Mỹ Sơn, Bách La đã cho phép ta xác định được một phong
cách nghệ thuật. Phong cách Hòa Lai với những đặc trưng nổi bật về nhân chủng, trang phục, trang sức, cách trang trí…
Các tác phẩm tiêu biểu như: Tượng Mahisasuramardin có xuất xứ ở Phan Rang, một vài bức tượng ở Po Nagar, đặc biệt là tấm lá nhĩ ở Bích La, tấm lá nhĩ ở Mỹ Sơn A1 và tấm lá nhĩ ở Bình La (Bình Trị Thiên)
Siva múa điệu múa vũ trụ- Tấm lá nhĩ Bình La (Bình Trị Thiên)
Tấm điêu khắc Bích La thấy đôi vai khuỳnh , năm đôi tay thể hiện năm hoạt động của vũ trụ (sáng tạo, bảo toàn, phá hủy, giải thoát, hóa thân)cầm các báu vật tung tròn quanh thân, một chân trụ còn chân kia nhón gót theo nhịp uốn của thân, theo chiều tay hất tung của dải thắt lưng tung trước gió, người xem cũng như bị cuốn theo hút vào một trận cuồng phong. Hình ảnh tương phản của người chắp tay quy nạp dưới chân thần để lại ấn tượng càng sâu đậm, Siva như cơn lốc. Đặc biệt động tác bắt chéo hẳn sang bên phải của tay trái khiến cho sự lệch thân trở nên cực kỳ hợp lý, trông mãnh liệt lạ thường như một thế rõ. Động tác tay này còn được sử dụng ở các điệu múa Trà Kiệu gây cho người cảm xúc bất ngờ.
I.3.2. Đặc điểm:
•Khuôn mặt hơi vuông, cánh mũi nở, mồm rộng, môi dưới dày, hàng ria mép đậm.
•Về trang phục và trang sức như dải thắt lưng sọc dọc xòe rộng ở dưới, đầu mút cuộn thành nhiều nếp sóng dày, đôi hoa tai tròn to, một chiếc kiềng đơn đính tua, hoặc chiếc kiềng kép để
trơn, vòng đeo ở cánh tay, cổ tay và cổ chân, tóc búi hình ba tầng, hình chóp nhọn.
•Về trang trí kiến trúc nổi lên hai đặc điểm chỉ thấy có ở Hòa Lai : một băng dọc có trang trí đứng giữa hai băng trơn trên trụ tường, vòm cuốn lớn hình quả bầu lọ( hay nậm rượu)mặt vòm rộng trang trí rậm rịt những cành lá móc câu lượn song song .
Chính giai đoạn này đã chứng kiến sự ra đời của kiểu tháp Chăm tiêu biểu trông khỏe khoắn đường bệ với những trụ ấp vươn cao đỡ lấy cái vòm cữa hình quả bầu rậm rịt hoa lá, với những gờ lượn mạnh mẽ táo bạo. Lúc này cũng chính là thời kỳ sung mãn của vương triều Panduranga ở miền Nam (là Hòa Lai là một trong những di tích của quần thể đó).
Ở các tháp Hòa Lai (tháp trung tâm và tháp Bắc) trong các ô cửa giả có hình các môn thần Dvarapala lớn. Các môn thần này được tạc trong tư thế núng nính và có gì đó gợi lại những tượng cùng loại ở Giava thế kỷ VIII - IX. Ở những tượng Hòa Lai, các truyền thống và trang phục cũ vẫn tồn tại bằng chứng là vẫn còn tồn tại ở phong cách Mỹ Sơn E1.