Giới thiệu phong cách tháp Mắm hay Bình Định và các tấc phẩm tiêu biểu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 79 - 84)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

A. Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phong cách trong điêu khắc đá Chămpa theo quảm điểm của Trần

I.7.1. Giới thiệu phong cách tháp Mắm hay Bình Định và các tấc phẩm tiêu biểu

tấc phẩm tiêu biểu

Sự không ổn đinh trong đất nước của Chămpa đã tạo ra một nét riêng biệt và đặc sẳc riêng cho nền nghệ thuật lắm “chuân chuyên” này. Mặc dù bị ảnh hưởng và tác động của rất nhiều nền nghệ

thuật của các vùng lân cận, nhưng ở vương quốc này đã có dự tiếp thu có chọn lọc và thêm vào đó là sáng tạo độc đáo đã là cho các nhà nghiên cứu phải quan tâm đến nền nghệ thuâth này một cách đặc biệt. Tuy rất đa dạng về chủ đề và kĩ thuật, điêu khắc đá tạo tượng người có một

sự thống nhất mang tính phong cách rất rõ. Trước hết sự thống nhất được quy định bởi cảnh tượng và cách cấu tạo trang phục và trang sức.

Tượng Siva. Đầu đội vương miện có có nhiều tâng, dây thắt mình có gai lớp, chân đeo nhiều đò trang trí, khuyên tai nối lại thành chuỗi. Ở Chăm người ta, người ta tôn thời những thần trong thần thoại Ấn Độ, Ấn Độ giáo và cả những người Chăm (đặc biệt là vua) có công với đất nước, khi mất đi nếu được phong thần, đều được tôn thờ với sự thành kính. Ấn Độ giáo ở Chămpa thuộc phái Siva, thường được thể hiện dưới dạng Linga để tôn thờ. Những hình Siva ở dạng người hay nhân hoá, thường được đồng nhất là thần vua Chămpa.

I.7.2.Đặc điểm

+ Người :

• Đồ đội là một hình chóp có nhiều bậc với bậc dưới phát triển thành một loại vương miện kéo dài tới tận phí trước của đôi tai. dây thắt mình vẫn có hai lớp và mang những vòng đeo những quai xách phức tạp như ở phong cách Chánh Lộ, trong khi đó, những khuyên tai được tạo bởi những chuỗi còn nối lại với nhau. Những đồ trang sức khác như vòng cổ, vòng tay … được trang trí bằng những vòng đeo hình quai xách nhỏ.

Tượng davarapalla

• Y phục là một sampot có hai thân sau dài mà mút rộng và nhọn xuất hiện sau đôi chân. Còn ở phía trước, thân sampot bẻ xuống thành hình tam giác, hay dấu phẩy, đôi khi hình tròn. Các huôn mặt có hình hinh bầu dục kéo dài, trán rộng và cao, mũi hơi lớn, cặp lông mày rất cong nổi lên và phai mờ ở sống mũi, đôi mắt lớn với một mi dưới có khuynh hướng trở nên nằm ngang, miệng rộng, môi dưới hơi nhô ra, một nụ cười mỉm được hiện ra ở khoé môi. Đến phong cách tháp Mắm, hình thù cơ thể có khuynh hướng đơn giản hoá dần dần từng bước.

+ Động vật:

Cũng như tượng người, tượng động vật ở Tháp Mắm rất phong phú và nhiều. Thế nhưng chúng vẫn toát lên một nét cũng rất thống nhất – xu hướng hoang đường hoá.

Tượng voi ảnh điền gỉa tại bao tàng lịch sử Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh Tượng được hoang đường hoá, có chân như người Hầu như tất cả các vật đều được phóng đại cách điệu gay kết hợp để thành những con vật mang tính huyền thoại nhiều hơn hiện thực. Chính xu hướng hoang đường hoá đã biến nhiều con vật như sư tử, rồng, macara, chim thần Garuda thành những đồ trang trí kiến trúc đẹp và ngược lại, nhiều khi những con vật tưởng cững như hung dữ, thông qua cách hoang đường hoá, đã trở thành những con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Từ nữa sau thế kỉ XII đến đều thế kỉ XIII, suốt mấy năm trời Champa trở thành một thuộc quốc của triều đình Ăngco. Vì thế mà nghệ thuật Ăngco, đặt biệt là phong cách Bayon. Thuộc phong cách nhỏ này có: thân mình một tượng Lôkesvara ở Bình Định, bức tượng phật bằng đồng ở Tháp Bạc, tượng phật ở Huế hai con sư tử ở tháp Pô Rômê.

Hai con sư tử ở Tháp Pô Rômê

+ Chịu ảnh hưởng: Do hoàn cảnh Lịch sử tác động, nên trong thời kì này, giữa Chămpa và nhiều quốc gia lân cận có nhiều quan hệ mật thiết. Những mối quan hệ đó đã phản ánh rõ nét trong từng tác phẩm điêu khắc. Trong nghệ thuật điêu khắc Tháp mắm có những ảnh hưởng của nghệ thuật Đại Việt (thời Lí - Trần) như ỏ những hình tượng rồng, sư tử, ở môt số hoạ tiết hoa lá, mây trời, có những ảnh hưởng của nghệ thuật khơme ( thời Ăngco ). Ngược lại, dấu ấn của nghệ thuật Chămpa cũng có mặt ở nghệ thuật Ăngco và Đại Việt.

Như vậy, là phong cách cuối cùng trong điêu khắc đá Chămpa, Nghệ thuật Tháp Mắm đã chịu ảnh hưởng của ba nền văn hoá đó là: Ăngco, Đại Việt ( thời Lí - Trần), của khơme. Nên ở nghệ thuật Tháp Mắm có những nét hoà trộn đặc sắc nổi bật ở tính hoành tráng, tính trang trí và tính cách điệu. Sau các phong cách Đồng Dương, Trà Kiệu, phong cách Tháp Mắm rực lên như dáng chiều lộng lẫy. Nhưng than ôi đó là những tia sáng của buổi chiều tà, có gay gắt nóng bỏng, có rực rỡ đấy, nhưng lại già nua, nuối tiếc và chuẩn bị tắt. Ánh nắng chiều của phong cách Tháp Mắm bắt đầu tắt dần ở ngay phong cách kế tiếp sau mình – phong cách Yang Mun.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w