Giơi thiệu phong cách Đồng Dương và các tác Phẩm tiêu biểu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 101 - 107)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

B, Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phơng cách theo quan điểm của Cao Xuân Phổ ( Nguyễn Khoa

I.3.1. Giơi thiệu phong cách Đồng Dương và các tác Phẩm tiêu biểu

tiêu biểu

Phong cách này được xác định dựa trên những di vật còn ở lại ở Đồng Dương (Thăng Bình - Quảng Nam) và ở Mỹ Sơn. Tấm bia tìm thấy ở Đồng Dương, có niên đại 875 nói về việc xây dựng một Phật viện lớn có tên là Laksmindra - Lokésvara đã xác định được niên đại của phong cách nghệ thuật này.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một tấm bia khắc vào năm 875 có nói đến việc một vị vua Chămpa đã xây dựng ở đây một khu đền tháp để dâng cúng cho "Lakshmindra Lokeshvara", danh xưng này được hiểu là tên chỉ một hiện thân của bồ tát Avalokitesvara (Quán Thế Âm) hoặc là cách ghép tên gọi một vị Bồ tát với tên của vị vua đương thời. Văn bia cũng nhắc đến tên gọi Indrapura, được hiểu là kinh thành Indra, điều này cho thấy sự xuất hiện của một triều đại mới và nhiều nhà nghiên cứu xác định đó là triều vua Indravarman II. Thời điểm này cũng trùng hợp với thời điểm bắt đầu xuất hiện tên gọi "Chiêm thành" trong các sử liệu Trung Hoa (năm 877) mà trước đó chỉ thấy chép tên nước là Lâm Ấp hoặc Hoàn Vương.

Chính triều đại này đã là điểm bắt đầu cho một phong cách nghệ thuật mới, phong cách Đồng Dương. Mà ngày nay người ta tìm thấy tại khu Đồng Dương, một di tích Chăm tại làng Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng

Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía tây nam.

Khu đền tháp Đồng Dương không chỉ đánh dấu sự ra đời một triều đại mới hay một tên gọi mới cho đất nước Chămpa mà còn đánh dấu sự thay đổi trong tín ngưỡng từ việc tôn thờ thần Siva là thần bảo hộ chính (như ở di tích Mỹ Sơn) sang thờ các vị Phật và Bồ tát. Sự thay đổi về nội dung cũng đi liền với sự thay đổi trong cách thể hiện nghệ thuật nếu so sánh với cách tạc tượng và trang trí hoa văn ở các tượng và tháp ở phong cách Mỹ Sơn E1.

Điêu khắc Đồng Dương thời kỳ này là một phong cách đặc biệt bởi tính bản địa gây ấn tượng sâu đậm trong chúng ta. Các hiện vật điêu khắc Đồng Dương rất nhiều và đa dạng gồm có tượng Phật, các tượng La Hán và tu sỹ, các tượng môn thần (Dvarapala)… Có những hình phù điêu nổi trên khắp các mặt của bàn thờ lớn bằng đá và có cả tượng bằng đồng, bằng đá.

Đặc điểm của tác phẩm thuộc phong cách Đồng Dương có những sắc thái độc đáo.

• Đôi lông mày ( từ tượng môn thần nữ) nối liền nhau, nổi gờ lên và lượn sóng, đôi môi dày có viền trên trông vừa dày và dài hơn so với môi dưới, mũi bè, đôi mắt to, đôi tai dài và to đến nỗi hình như hai cái tai gắn vào tóc chứ không phải gắn vào khuôn mặt, đồ trang sức nặng nề.

• Các tượng thần bao giờ cũng đội kiểu mũ và dưới có 3 đóa hoa lớn. Ba đóa hoa này ở vành mũ đội cùng với

những đặc trưng về nhân chủng khiến ta có hể phân biệt được ngay phong cách Đồng Dương

• Hình người mang đặc điểm nhân chủng Chăm nổi rõ hơn bất cứ phong cách nào. Môi dầy, có viền, ria mép dầy, rậm, nhiều khi liền vào với môi trên. Mũi tẹt, cánh mũi rộng. Lông mày nổi cao, như dính liền với nhau thành một. Trên mũ hoặc ngay trên tóc bao giờ cũng có ba bông hoa.

• Đồ trang sức nặng nề. Hoa tai hình tròn có một đóa hoa lớn hoặc ba đầu rắn ở giữa. Vạt sampot dài (có khi tới mắt cá) chéo hình thanh đao hoặc thẳng đứng, gấp nếp chữ chi.

• Trụ áp tường ngược với kiểu Hòa Lai, được trang trí hai bên, băng giữa để trơn. Phổ biến mô típ hoa văn xoắn xuýt như những con sâu (vercumules). Vòm cuốn nhỏ, trên đỉnh có một bông hoa nhỏ.

Phong cách này đạt đến cực đỉnh trong sự phát triển những yếu tố bản địa. Tượng Champa giai đoạn này biểu lộ mãnh liệt nội tâm con người.

Tác phẩm Dvarapala Đồng Dương

Các tượng môn thần (Dvarapala)có lẽ được xem là độc đáo và đẹp nhất của phong cách Đồng Dương. Các tượng thần được tạc trong tư thế đứng trên một khuôn mặt người hay động vật hai chân hơi cong và dang rộng, thân hình hơi ngả về phía trước và đầu quay theo hướng của động tác. Tượng thì cầm ở bàn tay phải, tượng thì cầm ở bàn tay trái (vì lý do cân xứng từng cặp) một vũ khí ở tầm ngang đầu, còn tay kia chống hông hay xếp lại trước ngực. Bức tượng được thể hiện với một vẻ mặt khủng khiếp: môi trên được tô điểm bằng một bộ ria lớn quăn

lên, một hàm răng lớn với những chiếc răng nanh nhô ra, lỗ mũi nở trán có nhiều nếp nhăn, đôi mắt nhô ra ngoài có con ngươi phồng lên gợi sực phẫn nộ.

Tác phẩm Thầy tu Đồng Dương

Ngoài đề tài Bàlamôn giáo ra, phong cách Đồng Dương còn thể hiện đề tài Phật giáo mà chủ yếu mang tính chất Phật giáo đại thừa như tịnh xá Laksmindra Rokecvara do Indiavaiman II được xây dựng năm 875. Đức Phật với tư thế ngồi để thỏng hai chân, thân thẳng, hai tay úp lên đầu gối, đầu ngay,

đôi mắt to nhìn thẳng đôi tai dài đến cổ, môi dày, đôi chân mày gần nhau tạo nên một vẻ đẹp uy nghi đường bệ.

Đáng chú ý ở nghệ thuật Đồng Dương là Đức Phật bồ tát, sư tăng được tạc với tư thế ngồi thẳng, hoặc đứng thẳng, mắt nhìn thẳng. Nhưng đối với thần Siva, một người đại diện cho sự uy lực vô biên thì người lệch sang một bên, chống tay, trầm mặt xuống. Với các vẻ mặt dữ dằn, đăm chiêu, day dứt với hai tư thế dáng điệu khác nhau nhưng đều tạo nên một tâm lý chung là tất cả đều day dứt với cuộc sống, với số phận của con người, đồng cảm với nỗi đau khổ của chúng sinh, nghiền ngẫm tìm đường giải thoát.

Đồ trang sức nặng nề, đặc biệt đôi hoa tai hình tròn có đóa hoa lớn hoặc có khi có ba đầu rắn ở giữa. Mô típ ba đầu rắn được dựng trên đồ trang sức của Dvarapala: trên hoa tai, vòng cánh tay, vòng cổ chân, trước thắt lưng bụng, trang phục với thắt lưng dài… Điêu khắc Đồng Dương đã để lại cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ. Các tượng Phật giáo, tượng Bàlamôn giáo, nhất là phái Siva vẫn tồn tại phổ biến trong nghệ thuật Đồng Dương cho thấy Phật giáo Đông Dương mang nặng tính chất Bàlamôn giáo.

Qua những tác phẩm điêu khắc và trang trí cho thấy nghệ thuật Đồng Dương đã thể hiện một phong cách độc đáo và khỏe khoắn nhất trong tất cả nền điêu khắc Champa, mang đầy tính bản địa trong hình thức thể hiện, trong những nét nhân chủng trên khuôn mặt người. Ở nghệ thuật Đồng Dương, dường như đã mất đi sở thích cổ điển trong đường nét, tỷ lệ, độ cao có chừng mực của đền thờ.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w