II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)
B, Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phơng cách theo quan điểm của Cao Xuân Phổ ( Nguyễn Khoa
I.5. Phong cách Tháp Mẫm (thế kỷ XII-XIII)
I.5.1.Giới thiệu phong cách tháp mẫn và các tác phẩm tiêu biểu
Hầu hết tác phẩm thuộc phong cách Tháp Mẫm đều được tìm thấy ở Bình Định cũ cho nên còn được gọi là phong cách Bình Định. Phong cách Tháp Mẫm một mặt kế thừa truyền thống của điêu khắc Champa trước đó nhưng trong chừng mực nhất định chịu ảnh hưởng của Khơme và nghệ thuật Đại Việt thời Lý – Trần. Nếu như ở Đồng Dương và Trà Kiệu là sự đam mê sôi nổi thì ở Tháp Mẫm thì các tác phẩm tạo thành một phong cách nhất quán dễ nhận thấy. Mọi chi tiết đều được tỉa tót, chi li, cầu kỳ. Phong cách này đi vào sự sâu lắng, sắc lạnh. Các tác phẩm nổi bật nhất là tượng đông vật với kiểu trang trí hoa lá, núm vú.
Tác phẩm Gruda Tháp Mẫm
Tượng thần bảo vệ đến tháp Dvarapala được đặt trên bệ thân thể cường tráng to lớn, gương mặt vuông dữ tợn, đôi mắt
viền mở to, tròng mắt lồi ra, cung mày rậm cong, mũi ngắn, sóng mũi thấp, cánh mũi nở, miệng rộng, môi dày cằm bạnh, hàm ria mép vểnh lên, bộ râu quai nón tỉa tót có đuôi lưỡi câu, cái cổ nổi gân lên, đầu búi tóc.
Tấm lá tọa dười thắt lưng, phổ biến là chiếc lưỡi trên nhỏ xuống dưới mở rộng uốn tròn là một yếu tố đặc trưng trong trang phục Tháp Mẫm.
Cũng như tượng người, tượng động vật ở phong cách Tháp Mẫm rất phong phú. Động vật hầu hết đều có kích thước lớn là những con sư tử, rồng, makara, garuda, gaja… được trang trí triệt để. Một thủ pháp điêu khắc điêu luyện tạo ra được những hình tượng sinh động trông đầy vẻ tinh nghịch, mặt mày làm ta vẻ dữ dằn còn tư thế thì hầu như làm trò xiếc. Hầu như tất cả các con vật đều được thể hiện phóng đại, cách điệu hay kết hợp để thành những con vật mang tính huyền thoạinhiều hơn là hiện thực.
Tượng voi đứng và tượng sư tử được tìm thấy năm 1992 tại địa bàn thôn Bả Cạnh. Tượng voi đứng có các đặc điểm như : voi tròn, mập, bốn chân ngắn to khỏe, đầu to, giữa trán có con mắt thứ ba, hai tai to xòe cân xứng.Ngoài ra trán voi được trang trí ba lớp hoa văn cánh sen nhọn kết dải, đăng đối qua hình lá đề ở chính giữa, phía dưới là vòng hạt tròn kết chuỗi quấn quanh cổ trang trí vòng lục lạc với hoa văn xoắn hình ngọn lửa lưỡi mác hướng lên.
Tượng Gajasimha, hay còn gọi là voi-sư tử, là con vật thần thoại Ấn Độ. Thông thường, đầu voi tượng trưng cho sự thông thái của các thần và mình sư tử thể hiện uy quyền của các
vua. Tác phẩm thể hiện Gajasimha kích thước to lớn, trong tư thế đứng, cổ đeo lục lạc, vòi vươn lên cao vừa trang nghiêm vừa ngộ nghĩnh.
Cặp sư tử Tháp Mẫm được tạc với thân hình mập mạp to khỏe. Đầu sư tử to tròn, hai tai nhỏ áp sát hai bên, mũi to, cánh mũi lớn, trán thấp, hai mắt lồi, lông mi rậm cong xoắn, miệng há rộng, hàm răng to khỏe, liền chân to với những hạt châu tròn quấn quanh cổ đeo nhiều vòng hình đốt trúc, dưới đeo yếm hình bán nguyệt, trên yếm bố trí hình khánh kết dải đăng đối hai bên, chính giữa là hình lá đề thẳng.
Garuda có mình người, mỏ và cánh của chim nhưng đầu và chân lại giống sư tử. Chim đứng xòe cánh, tay phải cầm
một con rắn hai đầu, miệng ngậm đuôi rắn, chân phải đạp lên một đầu rắn khác.
Garuda là vật cưỡi của thần Vishnu và nữ thần Laksmi. Thần thoại Ấn giáo cho rằng Garuada và Naga luôn bất hoà với nhau và mối bất hoà này bắt nguồn từ việc mẹ của Garuada bị mẹ của loài rắn phỉ nhục. Các nghệ sĩ Chăm đã dành nhiều tác phẩm thể hiện chim thần Garuda ở dạng phù điêu hoặc tượng tròn.
I.5.2.Đặc điểm
• Hình tượng nổi bậc là những tượng động vật. Hầu hết đều có kích thước lớn và được trang trí, chạm khắc những mô típ chi tiết rườm rà và đơn điệu. Thân hình các con vật (gajashima, makara, garuda…) không còn một chỗ nào để trống.
• Tượng người không còn là tượng tròn nữa mà bao giờ cũng tựa lưng vào một cái bệ. Thần thái các tượng đầy vẻ khô khan duy lý. Trang phục có một tấm lá tọa hình chiếc lưỡi ở dưới thắt lưng, trên nhỏ, xuống dưới mở rộng, uốn tròn. Xuất hiện một mô típ cực ký độc đáo là những bộ vú đàn bà.
• Hoa lá trang trí rất sinh động. Kết thúc hoa văn bao giờ cũng là những đường xoáy trôn ốc nổi cao.
• Trong kiến trúc thống nhất kiểu vòm uốn lưỡi mác. Trụ áp tường để trơn không trang trí nữa. Các đền tháp bao giờ cũng được chọn đặt trên đồi cao.
Là phong cách cuối cùng có nhiều thể hiện to lớn. Phong cách này nổi bật về tính hoành tráng và những đặc trưng thống nhất rất dễ nhận biết ở các tác phẩm. Tấm bia có niên đại 1157 ở nhóm G - Mỹ Sơn đã góp phần xác định niên đại chính xác cho phong cách nghệ thuật thời kỳ này. Cũng có thể nhận ra những ảnh hưởng của nghệ thuật Đại Việt (thời Lý - Trần) ở phong cách này.
Nghệ thuật Tháp Mẫm nổi bật trong những con thú đồ sộ, to khỏe, sống động và hiện thực. Với những tư thế tạo tác, nghệ nhân Champa như đã truyền linh thần vào các con thú. Những con vật đó dường như linh thiêng hơn khi chúng được trang sức bởi những chiếc vòng, những quả châu, hay những dải dây thừng kép…
Những bầu vú căng đầy không chỉ được thể hiện trên ngực các vũ nữ Chăm, chúng còn được tạc thành từng dãy vú trang trí bao quanh các bệ tượng và mô típ núm vú là một mô típ trang trí cực kỳ độc đáo. Với hai mươi ba núm vú căng, mịn màng, hay bốn mươi núm vú bó xiết lấy bốn cạnh của bệ tượng. Với kiểu trang trí này không gợi lên một chút sắc dục nào mà chỉ có sự sống, một niềm khát khao mãnh liệt trong cuộc sống. Cảm xúc này cũng được bắt gặp khi ngắm nhìn các cột linga ở đây cũng như các giai đoạn trước, không ở đâu mà linga được thể hiện đến mức da diết như trên đất cổ Champa này. Một dãy năm cột, dãy khác bảy cột (Mỹ Sơn) Linga thường phân làm ba đoạn: chân vuông, thân tám cạnh, đầu tròn như hình tượng cụ thể của nó. Linga dương vật bai giờ cũng đi cùng Yoni âm vật. Yoni là một khay đá hình vuông, chữ nhật hoặc có vòi hoặc rãnh cho nước thoát. Đây là biểu tượng của sự sinh sống, tái tạo một ước vọng.
tượng Linga – đang được trưng bày tại Bảo tàng Chăm –Đà Nẵng
Nếu như trước kia điêu khắc Trà Kiệu tiếp nhận nhiều yếu tố nghệ thuật Java thì điêu khắc Tháp Mẫm chịu ảnh hưởng nhiều của nghệ thuật Khmer thời Bayon và Angcovat. Có thể nhìn thấy điều đó ở chòm râu của các tu sỹ, dải thắt lưng hình
đuôi cá trên trang phục của các vũ nữ, lá tọa rộng hình cánh sen, …Trong nghệ thuật điêu khắc Tháp Mẫm còn có những ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Đại Việt (thời Lý –Trần) như ở giữa hình tượng rồng, sư tử, ở một số họa tiết hoa lá, mây trời. Sau phong cách Đồng Dương, Trà Kiệu thì phong cách Tháp Mẫm nổi bật ở tính hoành tráng, tính cách điệu, tính trang trí… Có thể nói, dưới bàn tay bậc thầy trong điêu khắc những nghệ nhân Champa đã tạo cho các di tích có một cái gì đó thần bí và huyền thoại.