Có thể thấy 5 đặc trưng lơn để nhận diện phong cách Trà Kiệu ba thuộc về loại hình nhân chủng và hai thuộc về

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 70 - 74)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

A. Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phong cách trong điêu khắc đá Chămpa theo quảm điểm của Trần

I.5.3. Có thể thấy 5 đặc trưng lơn để nhận diện phong cách Trà Kiệu ba thuộc về loại hình nhân chủng và hai thuộc về

Trà Kiệu ba thuộc về loại hình nhân chủng và hai thuộc về trang phục:

Về con người vẫn được chạm nổi như trước song nay thanh tú hơn và tách rời nhau ra, đôi mắt dài hình hạnh nhân ngang mày. Không có viền quanh, một nụ cười thoáng qua, điệu bộ duyên dáng khiến cho hình tượng trông dịu dàng, hiền hòa.

Về trang phục thì mũ đội đính năm đóa hoa nhỏ ở vành, đôi khi có nhiều tầng hoa, trên cùng là một hình chóp nón cao trang trí nhiều đường bán nguyệt đồng tâm, dải thắt lưng bông dài phía trước, thon thả phía dưới, phủ lên một mảnh vảu hình túi lấp ló chéo ở đằng sau bên mé đùi, một miếng lá tọa tí xíu chườm ra ngoài thắt lưng. Vòng trang sức chủ yếu là các vòng hạt trai, hạt cườm mềm mại thanh nhã, vòng qua cổ, buông trước ngực, thắt cánh tay, đeo nơi tai. Đây đó đính thêm những đóa hoa nhỏ xinh như trên thắt lưng, trên vòng cánh tay. Trong di sản nghệ thuật Trà Kiệu xuất hiện một loại hình tượng nghệ thuật độc đáo: động vật. Từ những buổi đầu của điêu khắc Chăm điều có hình động vật song động vật Trà Kiệu trông khác hẳn rất tự nhiên sống động, đầy vẻ hóm hỉnh ngộ nghĩnh kể cả những động vật thần thoại như makara, kala, garuda…

•Trong trang trí Trà Kiệu có những mô típ mới xuật hiện lần đầu và mở đầu cho các biến điệu của chúng ở phong cách sau

•như những hình người bé tí ẩn hiện giữa các vòng hoa lá, những hình người bán thân chắp tay cầu nguyện…

Phong cách Trà Kiệu không chỉ là phong cách điêu khắc đẹp nhất mà caon là một trong những phong cách có nhiều tác phẩm nhất. Có thể kể thêm một số tác phẩm như: ba tượng Dvarapala của Khương Mỹ, tượng Siva ở Khuogn Mỹ, hai tượng Dvarapala Trà Kiệu, tượng Bhagavati ở Po Nagar…

Tấm tympan với viền khung xung quanh hình lá đề, bên trong thể hiện thần Visnu ngồi xếp bằng theo kiêu Ấn Độ trên thân mình cuộn tành chín khúc của rắn Naga. Phía sau lưng

thần, rắn Naga mọc lên mười ba đầu tạo thành một tán che cho thần. Bốn tay của thần cầm bốn vật tượng trưng gồm: chiếc gậy Kaumodaki, chiếc tù và bằng ốc iển Shankha, chiếc đĩa rỗng đáy Saudarsana và đóa hoa sen. Đề tài thần Visnu thường xuất hiện không nhiều trong điêu khắc

Champa vì thế tác phẩm này rất quí hiếm và giá trị trong việc tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc và tôn giáo của Champa.

Đài thờ gồm phần cột hình trụ bên trên, chia làm ba phần gọi là Linga, phần bệ hình vuông có rảnh dân nước năm bên dưới gọi là Yoni. Thần Siva có mười hai biểu tượng

tượng trưng cho mười hai kiếp của ông. Linga là biểu tượng nổi tiến nhất, thể hiện năng lực sáng tạo của Siva.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 70 - 74)