Giới thiệu phong cách trà kiệu và các tác phâm tiêu biểu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 107 - 111)

II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)

B, Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phơng cách theo quan điểm của Cao Xuân Phổ ( Nguyễn Khoa

I.4.1. Giới thiệu phong cách trà kiệu và các tác phâm tiêu biểu

biểu

Các di vật điêu khắc thu được ở Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đông Dương, Hà Trung (Bình Trị Thiên) với niên đại cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X cho thấy:sau phong cách Đồng Dương thì phong cách Trà Kiệu đã có một sự chuyển biến đột ngột trong nghệt thuật điêu khắc Champa. Nếu ở phong cách Đồng Dương với những đường nét rối rắm, kỳ dị, mãnh liệt, day dứt nhưng đến phong cách Trà Kiệu khác hẳn: tinh tế, trang nhã, thanh thoát, mềm mại, duyên dáng.

Nổi bật trong phong cách Trà Kiệu là hình tượng điêu khắc các vũ nữ. Một tác phẩm điêu khắc đặc sắc trong di sản Trà Kiệu và cả trong toàn bộ điêu khắc Chăm: các phù điêu vũ nữ ở đền thờ Trà Kiệu là một tuyệt tác. Các cô gái gần như lộ thể, với bộ ngực căng tròn, cánh tay nõn nà, bắp đùi thon thả đang trong tư thế tribhanga (ba khúc). Tư thế mềm mại uyển chuyển, tay phải vũ nữ đưa lên gần thái dương, tay trái chéo qua đùi phải, khuôn mặt đang say sưa theo điệu múa. Toàn thân vũ nữ được tạc như một hình chữ S làm nổi bật lên một đường cong tuyệt mĩ. Vũ nữ Trà Kiệu một hình ảnh bất động mà cứ như vận động biên niên, làm cho vũ nữ sống động đến mê hồn trong khuôn mặt thánh thiện vượt cả phàm trần.

Tác phẩm Vũ nữ Trà Kiệu

Phong cách Trà Kiệu còn được thể hiện đậm nét hình tượng những động vật điêu khắc, một loại hình tượng độc đáo. Những tượng voi, sư tử, Garuda, Makala… đều trong tư thế động gần gũi với đời thường, được chạm khắc với vẻ tự nhiên, sống động, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.

Phong cách Trà Kiệu không chỉ là phong cách điêu khắc Chanpa đẹp nhất mà còn là một trong những phong cách có nhiều tác phẩm nhất. Có thể kể đến một số tác phẩm như: ba tượng Dvarapala của Khương Mỹ, tượng Siva ở Khương Mỹ, tượng Dvarapala Trà Kiệu…

Tác phẩm Dvarapala Khương Mỹ

Tượng bán thân Davi Hương Quế bằng sa thạch với khuôn mặt thánh thiện trong chiếc mũ ba tầng do tóc kết thành, với đôi chân mày cong, đôi mắt e lệ nhìn xuống và chiếc mũi thon, miệng của Davi dường như đang cười thẹn được đánh giá là một trong những tác phẩm về phụ nữ đẹp nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa.

I.4.2. Đặc điểm

+Phong cách trà kiệu muộn

• Các hình người có khuôn mặt tươi tắn, miệng mỉm cười, mắt “hình khuy áo” không có con ngươi, mũi thon, đầu đội mũ giata, tóc búi thành búi tròn rất to sau gáy. Đeo nhiều đồ trang sức. Dải thắt lưng dài, bay phấp phới.

• Các hình động vật (bò, voi, sư tử…) được diễn tả tự nhiên, sinh động trong nhiều dáng điệu ngộ nghĩnh và khoẻ khoắn.

+Phong cách trà kiệu muộn

• Mắt người hình khuy áo, không con ngươi, lông mày vẫn được chạm nổi nhưng thanh hơn và tách rời nhau. Mũi thon nhỏ, miệng cười tươi. Điệu bộ duyên dáng hài hoà.

• Mũ đôị là một loại kirita - mukuta độc đáo có đính năm bông hoa nhỏ ở vành. Đôi khi có nhiều tầng hoa, trên cùng là một hình chóp nón cao có trang trí nhiều cung tròn đồng tâm. Đồ trang sức hạt nhỏ, thanh nhã có đính điểm xuyến vài bông hoa nhỏ. Thắt lưng buông dài phía trước.

• Nghệ thuật tạc tượng động vật cũng được phục hồi. Tự nhiên, sống động, ngộ nghĩnh và hóm hỉnh. Ngoài bò, voi, sư tử còn khá phổ biến hình hươu, nai, ngựa.

• Trụ áp tường là những trụ đôi, thanh nhỏ. Ở giữa hai trụ có một rãnh nhỏ chây suốt lên đỉnh trụ. Mặt tường giữa các trụ (entrepalastre) được chạm các vòm cuốn nhỏ đỡ bởi hai trụ tròn nhỏ, ở giữa các hình người đứng chắp tay cầu đảo. Mô típ này mang dáng dấp như một cửa nhỏ.

Ngược hẳn vởi vẻ mãnh liệt, dữ dằn của phong cách Đồng Dương, phong cách Trà Kiệu muộn hiền hoà, trang nhã và duyên dáng. Tiêu biểu là cấc vũ nữ chạm trên một đài thờ khác cũng tìm thấy ở Trà Kiệu. Cùng với phong cách Đồng Dương, phong cách này là đỉnh cao của nghệ thuật Champa. Nếu ở phong

cách Đồng Dương, mọi yếu tố ngoại lai đều được gạt bỏ một cách cực đoan thì phong cách Trà Kiệu muộn lại tiếp nhận nhiều ảnh hưởng từ nghệ thuật Java (Indonesia) và Campuchia.

Phong cách này mang nhiều ảnh hưởng sâu đậm của phong cách Amaravati (Nam Ấn Độ).

Qua điêu khắc Trà Kiệu có thể nhận thấy những đặc trưng để nhận biết như sau: đồ trang sức chủ yếu là vòng hạt trai, hạt cườm vòng qua cổ, buông trước ngực, đeo hoa tai, thắt cánh tay,…Trang phục thì mũ đôi đính 5 đóa hoa nhỏ ở vành, đôi khi có nhiều tầng hoa, trên cùng là một hình chóp nón cao trang trí nhiều đường bán nguyệt đồng tâm, dải thắt lưng buông dài phía trước, thon thả phía dưới, phủ lên một tấm vải hình túi lấp ló chéo ở đằng sau bên mí đùi,…Về con người thì đôi mắt dài hình hạnh nhân nằm ngang mày không có viền quanh, lông mày thanh tú tách rời, nụ cười thoáng nhẹ, điệu bộ duyên dáng, uyển chuyển khiến cho hình tượng trông dịu dàng hài hòa.

Phong cách Trà Kiệu giống phong cách Mỹ Sơn E1 ở tính tươi mát, vẻ tự nhiên song ở Trà Kiệu các hình tượng trông trau chuốt, thanh tú, trầm tính hơn. Và nghệ thuật điêu khắc Trà Kiệu mặc dù tương phản với Đồng Dương nhưng thật ra nó cũng là sự kế thừa của tư duy Đồng Dương đã đổi mới và taọ nên đỉnh cao mới so với phong cách nghệ thuật trước đó.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC PHONG CÁCH TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHĂM PA (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w