II. Giới thiệu về điêukhắc đá Chămpa và các phong cách điêu khắc đá chămpa (Nguyễn Khoa Đăng: 0664019)
A. Các phong cách điêukhắc và đặc điểm của từng phong cách trong điêu khắc đá Chămpa theo quảm điểm của Trần
I.4.1. Giới thiệu phong cách Đồng Dương và các tác phẩm tiêu biểu
vươn cao đỡ lấy cái vòm cữa hình quả bầu rậm rịt hoa lá, với những gờ lượn mạnh mẽ táo bạo. Lúc này cũng chính là thời kỳ sung mãn của vương triều Panduranga ở miền Nam (là Hòa Lai là một trong những di tích của quần thể đó).
Ở các tháp Hòa Lai (tháp trung tâm và tháp Bắc) trong các ô cửa giả có hình các môn thần Dvarapala lớn. Các môn thần này được tạc trong tư thế núng nính và có gì đó gợi lại những tượng cùng loại ở Giava thế kỷ VIII - IX. Ở những tượng Hòa Lai, các truyền thống và trang phục cũ vẫn tồn tại bằng chứng là vẫn còn tồn tại ở phong cách Mỹ Sơn E1.
I.4. Phong cách Đông Dương ( nửa sau thế kỷ IX)
I.4.1. Giới thiệu phong cách Đồng Dương và các tác phẩm tiêu biểu tiêu biểu
Nói tới điêu khắc Champa nửa sau thế kỷ IX không thể không nhắc đến các hiện vật được tìm thấy ở thánh đường Đồng Dương. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên Đồng Dương được dùng đế dặt tên cho cả một phong cách mà là do các hiện vật tìm thấy ở Đồng Dương thật nhiều và đa dạng: tượng Phật, tượng La Hán, tu sĩ, các tượng môn thần (Dvarapala) và các
tượng đứng ngồi…, có những phù điêu nổi trên khắp cá mặt của bàn thờ lớn bằng đá…
Điêu khắc Đồng Dương chủ yếu là di vật từ Đồng Dương và một số khác ở
Mỹ Sơn, biểu lộ một phong cách độc đáo, thống nhất, kỳ dị nhưng lại dễ nhận thấy trong điêu khắc Chăm.
Các tác phẩm tiêu biểu: Tượng Dvarapala ở Đồng Dương, tượng Siva Đông Dương; phù điêu hoàng hậu Maya, phù điêu Bồ
tát cắt tóc và trao y phục, phù điêu đạo quân Mara, các cô gái Mara… tại thánh đường chính và một ở Vihara; một số tượng ở thánh đường Phật giáo Mỹ Đức (Quảng Bình), tượng Prajnaparamita, tượng
Lookesvara, tượng Phật… ở thánh đường Phật giáo Đại Hữu (Quảng Bình)…
Hình: mắt to có gờ ở mí, mày dày rậm, có ria mép, mũi tẹt, đội mũ kết hoa có tầng….
Tác phẩm Siva Đồng Dương
Hình: Tay phải cầm đài sen, một vai khoác áo để hở vai kia, đứng thẳng trên đài sen… Tượng La hán Đồng Dương Hình: gương mặt dữ tợn, đầu đội mũ kết nhiều hoa, mắt nhắm, mày to, thát lưng có dải lụa dài buông xuống, trong tư thế sẵn sàng hành động
Tưtượng Dvarapala cưỡi linh thú
Hình: tượng trong tư thế ngồi, tay phải để lên gối, tay trái cầm đèn, mặt đâm chiu, đeo
vòng tai to… Tượng thần ở Đồng Dương (thế kỉ X) I.4.2. Đặc điểm Ba đặc trưng lớn để nhận biết phong cách Đồng Dương: loại hình nhân chủng đậm tính dân tộc, trang trí hoa lá hình sâu đo và đồ trang sức rất nặng nề. Đặc điểm nhân chủng Chăm nói rõ hơn ở bất kỳ giai đoạn nghệ thuật nào.
•Đôi môi dày có viền quanh, hàng ria mép dày, rậm đôi khi trùng lấp lên môi khiến cho môi trên vốn đã dày và dài hơn môi dưới bây giờ trông lại dày hơn,
•Các tưởng thần bao giờ cũng đội một kiểu mũ mà phần dưới có ba đóa hoa lớn, hoa được trang trí bằng các họa tiết sâu. Vải quần áo là loại vải thường xuyên có trang trí dải hoa. Kiểu trang trí lá sâu đo nối tiếp nhau kết hợp với lá móc câu và lá cuộn tròn sang phải, sang trái tạo thành lối trang riêng của Đông Dương và cả những đóa hoa lớn hình lá đề nữa. Ba đóa hoa này ở vành mũ đội cùng với những đặc trưng về nhân chủng trên khiến ta có thể phân biệt được ngay phong cách này. Kiểu hoa lá đề này còn được sử dụng phổ biến trong mọi bộ phận trang sức và trang trí tượng tròn , trên vòm có thắt lưng cao , vòng cánh tay và cả trên vòng hào quang sau đầu tượng.
• Đồ trang trí Đồng Dương trông nặng nề , đặc biệt đôi hoa tai hình tròn có đóa hoa lớn hoặc ba đầu rắn ở giữa. Mô típ ba đầu rắn được trang dùng trên đồ trang sức của Dvarapala trên hoa tay, vòng cánh tay, vòng cổ chân, trước thắt lưng bụng, trên dải Balamôn. Trong trang phục đáng chú ý nhất là dải thắt lưng dài có khi đến tận cổ chân gấp nếp dọc trông như hình bậc cấp hoặc tròn đầu vạt chéo như hình thanh đao, hoặc
Điêu khắc Đồng Dương đã để lại cho người xem những ấn tượng thật mạnh mẽ, day dứt, khôn nguôi, toát lên một uy lực đường bệ một vẻ rối rắm kỳ dị, tràn đầy sức sống, biểu lộ mạnh mẽ nội tâm của con người.
Ngoài ra, nghệ thuật Đồng Dương chủ yếu mang tính chất Phật giáo đại thừa như tịnh xá Laskmindra Lokecvara xây dựng năm 875. Đức Phật ngồi hai chân buông thẳng hai tay úp lên đầu gối, thân thẳng đầu ngay mắt đăm đăm nhìn thẳng vào cõi xa xăm, một tư thế hiếm thấy ở các tượng Phật Đông Nam Á. Một vẻ dữ dằn, day dứt, đăm chiêu ấn tượng đó cũng nổi lên khi đứng trước tượng Avaralokitecvana (Quan Am) phải chăng là sự cộng cảm nỗi đau của chúng sinh, nghiền ngẫm tìm con đường giải thoát. Những cảnh đại xuất phát, thuyết pháp, cứu độ, hàng phục voi… chạm nổi ở bệ tượng và muốn biểu thị tâm nguyện con người mong muốn được giải thoát. Đáng chú ý ở Đồng Dương, thần Siva uy lực vô biên thì ngồi lệch người chống tay, trầm mặt xuống. Còn đức phật bồ tát sư tăng lại nồi thẳng, mắt nhìn thẳng, hai tư thế, hai dáng điệu, nhưng đầu cùng chung một tâm ý, day dứt với cuộc sống với số phận con người.
Phật giáo Đồng Dương đậm tính Bàlamôn giáo. Mặc dù có nhiều tiếp nhận và ảnh hưởng khác nhau từ các nền nghệ thuật ở Trung Quốc, Thái Lan, An Độ... nhưng phong cách Đồng Dương hiện lên trong toàn bộ nền điêu khắc Champa như một phong cách nghệ thuật độc đáo với những nét đặc trưng khỏe khoắn, nặng nề và đầy tính bản địa trong việc thể hiện những nét nhân chủng Chăm trên khuôn mặt người.
Với phong cách Đồng Dương một nền nghệ thuật tạo tượng thực sự bắt đầu và đã hiện lên với những nét đặc trưng dễ dàng nhận thấy. Ở phong cách này nhiều con vật được thể hiện hoặc là phù điêu hoặc là
ở dạng tượng tròn. Nhưng thành công nhất trong tượng động vật Đồng Dương là một tượng voi đứng trước bàn thờ Vihara được tạc một cách cân xứng, hết sức kỳ lạ và sống động, tất cả các con Voi ở Đồng Dương đều có ư to ở trán, các cổ chân và móng chân được trang trí chi tiết, đã phần nào thể hiện sự thành công điêu luyện trong nghệ thuật điêu khắc Champa.
Có thể nói, trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Champa, các tác phẩm thuộc phong cách Đồng Dương có những sắc thái độc đáo nhất và cũng rất dễ nhận thấy nhất.