Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – techcombank (Trang 29 - 31)

Đây là bước cuối cùng trong quá trình xây dựng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là một bước quan trọng nhất. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ xem được mục tiêu đào tạo có hoàn thành không? Kinh phí đào tạo bỏ ra sẽ có hiệu quả? Chương trình đào tạo hợp lý không?... Hơn nữa, đây còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch cho kỳ đào tạo tiếp tránh những sai lầm trước đó.

Việc đánh giá chương trình đào tạo có thể dựa vào các tiêu thức sau: - Mục tiêu đào tạo có đạt được không

- Ưu và nhược điểm của chương trình đào tạo như: giáo viên, tài liệu, phương pháp giảng dạy, thời gian đào tạo…

Kết quả của quá trình đào tạo được đánh giá qua:

- Sau đào tạo học viên làm việc thế nào, kiến thức đạt được ra sao bằng: bài kiểm tra, kiểm tra trắc nghiệm hoặc phỏng vấn trực tiếp học viên…

- Khả năng áp dụng kiến thức đào tạo vào công việc hiện tại - Sự thay đối hành vi của người lao động sau khi được đào tạo

Doanh nghiệp có thế tiến hành đanh giá hiệu quả của công tác đào tạo giữa kì, cuối kì hay định kì tuỳ thuộc vào từng tổ chức. Có nhiều phương pháp mà các doanh nghiệp có thể áp dụng như:

* Phương pháp định tính:

- Phân tích thực nghiệm: phương pháp này thì người đánh giá so sánh kết quả kết quả thực hiện công việc của người tham gia đào tạo với những người không tham gia đào tạo. Nhằm xác định sự thay đổi về năng suất lao động của họ. Phương pháp này cho kết quả với độ chính xác không cao.

- Phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo dựa vào những thay đổi của người được đào tạo như định lượng khối lượng sản xuất ra bằng cách so sánh năng suất lao động của người đó trước và sau khi đào tạo. Hay đối với lao động quản lý ta có thể xem hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có diễn ra trôi chảy hay không hay thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp này cũng cho kết quả chưa cao.

- Phương pháp dùng bài kiểm tra để đánh giá: Phương pháp này dùng bài kiểm tra giữa khóa học hay theo kì, hay kết thúc khoá học để đánh giá xem học viên sau khi được đào tạo thu nhận được những gì. Với cách kiểm tra này chỉ kiểm tra được lý thuyết học viên nhận được gì còn về thực hành thì gặp khó khăn hơn.

- Phương pháp dùng bảng hỏi để đánh giá: Bảng hỏi được thiết kế cho học viên nhận xét về nội dung đào tạo, chi phí đào tạo hay giáo viên…

* Phương pháp định lượng:

- Phương pháp tính lợi nhuận thu được năm sau trên một đơn vị chi phí đào tạo năm trước đó. Phương pháp này giúp cho tổ chức đánh giá một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận.

I = B(n+1) / C(n) (1) Trong đó:

I : Lợi nhuận năm trên một đơn vị chí phí đào tạo năm n B(n+1) : Lợi ích thu được năm (n+1)

C(n) : Chi phí bỏ ra cho đào tạo

- Phương pháp tính chi phí đào tạo trung bình mỗi người: Tổng chi phí đào tạo/Tổng số học viên

Phương pháp này cho tổ chức biết được mức đầu tư cho chi phí đào tạo một học viên tham gia chương trình đào tạo để so sánh các năm từ đó quản lý tốt hơn nguồn kinh phí cho đào tạo.

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đào tạo:

Hiệu quả kinh tế của hoạt động đào tạo = Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh / Tổng chi phí đào tạo.

- Phương pháp đánh giá thông qua thời gian để thu hồi vốn: T = C / M (2)

Trong đó:

T : Thời gian thu hồi vốn C : Tổng chi phí đào tạo

M : Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong 1 năm

(Nguồn: Các công thức (1), (2) được trích từ CLIFFORD AUMBACK.Ph.D(1996), Tổ chức và điều hành doanh nghiệp nhỏ, NXB Khoa học và Kỹ thuật).

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – techcombank (Trang 29 - 31)