Đào tạo ngoài công việc

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – techcombank (Trang 33 - 34)

Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc trong thực tế. Các phương pháp bao gồm:

a. Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp

Phương pháp này áp dụng đối với những nghề tương đối phức tạp hoặc các công việc có tính đặc thù khi mà các phương pháp kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu của công việc cả về số lượng và chất lượng. Phương pháp này có chương trình đào tạo chia làm hai phần: lý thuyết và thực hành. Lý thuyết được giảng tập chung do các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phụ trách. Còn phần thực hành thì tiến hành ở xưởng do các công nhân lành nghề hướng dẫn.

Với phương pháp này học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành. Nhưng nó lại đòi hỏi các trang thiết bị tiên tiến, riêng biệt phục vụ học tập.

b. Cử đi học ở các trường chính quy

Phương pháp này là các doanh nghiệp cử người lao động đi học ở các trường dạy nghề hoặc quản lý do bộ, ngành hoặc trung ương tổ chức. Phương pháp này tốn nhiều thời gian và kinh phí đào tạo.

Với cách đào tạo này sẽ không can thiệp vào việc thực hiện công việc của người khác. Học viên được trang bị đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành. Đặc biệt khi cử nhiều học viên đi học thì chi phí cho đào tạo không quá cao.

c. Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo

Các bài giảng, hội nghị có thể được tổ chức ở bên trong doanh nghiệp hoặc bên ngoài doanh nghiệp, hoặc do tổ chức ký kết thuê người giảng dạy. Trong những buổi này học viên sẽ được trao đổi kinh nghiệm với người điều hành hội nghị và các thành viên trong nhóm hội nghị, hội thảo. Phương pháp này đơn giản, dễ tổ chức và không đòi hỏi trang

d. Đào tạo theo kiểu chương trình hoá với sự giúp đỡ của máy tính, đào tạo theo phương thức từ xa.

Đào tạo theo kiểu chương trình hoá là phương pháp đào tạo hiện đại hiện nay được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này sử dụng các phần mềm được viết sẵn để giảng dạy trên máy tính.

Phương pháp này có ưu điểm: Có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần người dạy, học viên có điều kiện học hỏi cách giải quyết các tình huống giống thực tế mà chi phí lại thấp, cung cấp cho học viên mọi cơ hội học tập với thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng. Hơn nữa việc học tập còn diễn ra nhanh hơn, phản ánh nhanh nhạy hơn quá trình đào tạo. Nhưng nó cũng có nhược điểm là tốn kém, nó chỉ hiệu quả về chi phí khi sử dụng cho số lớn học viên, phương pháp này yêu cầu nhân viên đa năng để vận hành.

e. Đào tạo theo phương thức từ xa

Đào tạo theo phương thức từ xa là phương pháp đào tạo mà người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm, thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian như sách, tài liệu, CD, Internet…

Phương pháp này cung cấp cho học viên một lượng lớn thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các thông tin này cập nhật và lớn về số lượng. Nhưng phương pháp này đòi hỏi chi phí cao, đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng lớn, thiếu sự giao tiếp giữa học viên và giáo viên.

f. Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm

Phương pháp này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng bằng máy tính…

Phương pháp đào tạo này học viên ngoài việc được trang bị các kiến thức lý thuyết còn có cơ hội được đào luyện những kỹ năng thực hành. Nhưng nó lại tốn nhiều công sức, tiền của và thời gian để xây dựng lên các tình huống mẫu.

g. Mô hình hoá hành vi, đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ

Mô hình hoá hành vi là phương pháp dùng các vở kịch, diễn các tình huống đặc biệt để học viên xử lý.

Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ là một kiểu bài tập mà người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi, các báo cáo… và họ có trách nhiệm xử lý nhanh chóng và đúng đắn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – techcombank (Trang 33 - 34)