2.2. Thực trạng việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ
2.2.12. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực nông nghiệp & phát triển
nông thôn
Theo pháp luật hiện hành, trong lĩnh vực này phải công khai, minh bạch các nội dung: Chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng; Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản.
2.2.12.1. Công khai, minh bạch về chính sách khuyến khích về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và các chương trình về phát triển nông nghiệp, nông thôn
Từ năm 2014 đến năm 2018 triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền huyện đã ban hành 38 Quyết định, 149 văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc hướng dẫn để chỉ đạo Ban chỉ đạo, ban quản lý các xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, chú trọng việc ban hành và thực hiện các chính sách phát triển nông, lâm, ngư nghiệp như chính sách h trợ dồn điền đổi thửa để mở rộng quy mô và cơ giới hóa sản xuất; cho vay ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo để phát triển sản xuất; h trợ 20 triệu đồng/ha cho các hộ trồng cây ăn quả có múi; chính sách h trợ nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình...
Việc triển khai thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đảm bảo trình tự từ việc nghiên cứu thực tế, tham vấn chuyên gia, lấy ý kiến cộng đồng dân cư được thụ hưởng chính sách, đánh giá tác động kinh tế - xã hội của các chính sách..., đảm bảo CKMB và được nhân dân đồng tình, thực hiện có hiệu quả. Định kỳ hằng năm sơ kết việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đánh giá kết quả thực hiện các chính sách của địa phương.
Bằng nguồn vốn h trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ các chương trình, dự án, nguồn vốn trong nhân dân dân, trong 5 năm đã triển khai 150 mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, như: Mô hình cải tạo đàn trâu, đàn bò địa phương; nuôi gà thả vườn; mô hình nuôi lợn bản địa; mô hình ngân hàng trâu cái sinh sản; mô hình nhân giống một số giống lúa mới; mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình dệt thổ cẩm; mô hình trồng cây ăn quả có múi; mô hình phòng, chống cháy rừng; mô hình phát triển kinh tế rừng... Đã tổ chức 375 lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho 11.500 lượt người tham gia. Thực hiện tốt chính sách h trợ phát triển sản xuất như: H trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy nông nghiệp, thiết bị phục vụ sản xuất, vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; h trợ nhân rộng các mô hình sản xuất cây ăn quả có múi mang lại hiệu quả kinh tế cao; hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong... Trong 5 năm đã huy động 11.269 triệu đồng thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như sau (theo báo cáo kết quả công tác các năm từ 2014 - 2018 của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn):
- Năm 2014: Tổng nguồn vốn huy động 505 triệu đồng. Trong đó:
+ Tỉnh h trợ 200 triệu đồng triển khai mô hình nuôi lợn rừng tại xã Dũng Phong. + Vốn lồng ghép từ ngân sách huyện và các dự án 305 triệu đồng để triển khai các mô hình: Nhân giống một số giống lúa mới; cải tạo đàn trâu, bò địa phương; mô hình sản xuất cam; mô hình sản xuất rau an toàn; h trợ phát triển kinh tế rừng...
- Năm 2015: Tổng nguồn vốn huy động 900 triệu đồng. Trong đó:
+ Kinh phí h trợ sản xuất nguồn vốn h trợ từ tỉnh: 420 triệu đồng cho các xã Dũng Phong 180 triệu đồng, thực hiện mô hình trồng cây có múi; xã Nam Phong 120 triệu đồng, xã Thu Phong 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi lợn rừng.
Mô hình cây ăn quả có múi tại xóm Mừng xã Xuân Phong 120 triệu đồng; mô hình trồng cây su su xóm Mừng xã Xuân Phong 30 triệu đồng; xây dựng mô hình phòng chống cháy rừng 90 triệu đồng; cải tạo đàn bò, đàn trâu địa phương 40 triệu đồng; tập huấn trồng cây ăn quả có múi 30 triệu đồng; phát triển kinh tế rừng 170 triệu đồng.
- Năm 2016: Tổng nguồn vốn huy động 2383 triệu đồng. Trong đó:
+ Kinh phí do tỉnh h trợ: 1620 triệu đồng cho các xã nhóm I (Dũng Phong 300 triệu đồng, trồng 15 ha cây ăn quả có múi; Nam Phong 160 triệu đồng thực hiện mô hình trồng 20ha cây ăn quả có múi, 15 hộ tham gia; Thu Phong 160 triệu đồng trồng 6,4ha cây ăn qủa có múi, 32 hộ tham gia; xã Bình Thanh và Thung Nai được thụ hưởng 1 tỷ đồng).
+ Vốn lồng ghép từ ngân sách huyện và các dự án 763 triệu đồng triển khai các mô hình: H trợ mô hình cây có múi 210 triệu đồng; h trợ phát triển kinh tế rừng 200 triệu đồng; cải tạo đàn bò, đàn trâu địa phương 40 triệu đồng; h trợ mua máy nông nghiệp, thiết bị phục vụ sản xuất 120 triệu đồng...
- Năm 2017: Tổng nguồn vốn huy động 2875 triệu đồng. Trong đó:
+ Tỉnh phân bổ 2171 triệu đồng, đầu tư cho các xã: Dũng Phong 120 triệu đồng, trồng 7,5ha cây ăn quả có múi, 25 hộ tham gia; xã Nam Phong, Thu Phong 120 triệu đồng/xã thực hiện mô hình trồng cây ăn quả có múi, m i xã 6 ha, 30 hộ tham gia; xã Bình Thanh, Thung Nai 1,5 tỷ đồng.
+ Vốn lồng ghép từ ngân sách huyện và các dự án 704 triệu đồng: H trợ mô hình cây ăn quả có múi 520 triệu đồng; cải tạo đàn trâu địa phương 30 triệu đồng; mô hình trồng cây su su tại xóm Rớm, xóm Khánh xã Yên Thượng 10 triệu đồng; mô hình ngân hàng trâu cái sinh sản 144 triệu đồng...
- Năm 2018: Tổng nguồn vốn huy động 4606 triệu đồng. Trong đó:
+ Tỉnh phân bổ 2605 triệu đồng triển khai mô hình trồng bưởi Diễn, bưởi đỏ Tân Lạc tại 12 xã trị giá 640 triệu đồng; xã Bình Thanh và xã Thung Nai 1700 triệu đồng; dự án bảo vệ và phát triển rừng 265 triệu đồng.
+ Vốn lồng ghép từ ngân sách huyện và các dự án 2.001 triệu đồng: H trợ mô hình cây có múi 200 triệu đồng; h trợ phát triển đàn trâu, bò giống 20 triệu đồng; mô hình ngân hàng trâu cái sinh sản dự án ChildFund 75 triệu đồng; h trợ bưởi Diễn cải tạo vườn tạp 1706 triệu đồng...
Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét, như sau:
- Ưu điểm:Việc CKMB trong việc ban hành và thiện các chính sách h trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị cao trên một đơn vị diện tích. Trong đó, tập trung vào 2 loại cây trồng chính là cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) và cây mía. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, xuất hiện nhiều mô hình điển hình làm kinh tế giỏi trong phong trào sản xuất có thu nhập hàng tỷ đồng m i năm. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2018 đạt 45,7 triệu đồng/người, tăng 22,7 triệu đồng so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 còn 13,87%. Đến hết năm 2018 trung bình m i xã hoàn thành 14,83 tiêu chí, toàn huyện có 5 xã nông thôn mới.
- Hạn chế: Nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chủ yếu từ ngân sách, nhân dân đóng góp và nguồn xã hội hóa rất thấp.
2.2.12.2. Công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng; điều kiện, trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đăng ký quyền sử dụng rừng
Toàn huyện có trên 12.000 ha rừng (bao gồm rừng đặc dụng, rừng sản xuất
và rừng phòng hộ) ổn định quy hoạch từ năm 2005, hầu như không có biến động.
Việc giao đất, giao rừng thực hiện theo Nghị định số 2-CP, ngày 15/01/1994 của Chính phủ. Luận văn xin phép không phân tích, đánh giá nội dung này.
2.2.12.3. Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, khai thác, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản,... thực hiện theo Quyết định số 2660/QĐ-UBND, ngày 16/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình (được niêm yết công khai tại Trung tâm hành chính công
huyện), trước đó thực hiện theo Quyết định 2330/QĐ-UBND, ngày 26/5/2013 của
Chủ tịch UBND tỉnh).
Toàn huyện hiện có 214 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; 64 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; 17 cơ sở chế biến lâm sản, chủ yếu quy mô gia đình (không có
cơ sở khai thác lâm sản, chế biến nông, thủy sản). Các cơ sơ kinh doanh đều đảm bảo các điều kiện và hoạt động theo quy định. Trong 5 năm, qua kiểm tra chính quyền tạm đình chỉ 04 lượt cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật do bày bán một số thuốc hết hạn sử dụng, sau đó chủ cơ sở đã khắc phục và được cấp giấy phép kinh doanh trở lại.