3.1. Quan điểm tăng cường thực hiện công khai, minh bạch
3.1.2. Tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt
động của chính quyền cần gắn với thực hiện có hiệu quả pháp luật về tiếp cận thông tin
Trong xã hội công dân các chủ thể được tiếp cận thông tin, bao gồm các thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước (trừ các bí mật nhà nước), các báo cáo định kỳ và các tài liệu khác,... sẽ giúp tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước.
Phương thức đánh giá có thể thơng qua cơng tác kiểm tra hoặc thanh tra tùy thuộc vào quy mô và phạm vi đánh giá. Ở cấp độ từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu có thể kiểm tra định kỳ về các lĩnh vực hoạt động theo thẩm quyền hoặc kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề trong các lĩnh vực có nguy cơ lạm quyền hoặc thường xuyên tiếp xúc với người dân. Ở cấp độ ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, người đứng đầu có thể thanh tra về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực có phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo hoặc phàn nàn của người dân.
Nội dung đánh giá tập trung vào các nhóm vấn đề về tính cơng khai, minh bạch về trình tự, thủ tục và quy trình ra quyết định; cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động công vụ; công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; việc ban hành và thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi ngân sách; kết quả thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chi phí khơng chính thức trong các giao dịch với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hoặc chính quyền địa phương. Minh bạch, cơng khai sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước và ngăn chặn tham nhũng có thể xảy ra.
Việc đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật về quyền được thông tin là vấn đề rất quan trọng nhằm tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan nhà nước. Tại kỳ họp thứ 11, ngày 19/4/2016 Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật
Tiếp cận thơng tin, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018. Đây là văn bản pháp lý rất quan trọng để cụ thể hóa quyền con người được quy đinh trong Hiến pháp 2013 - “quyền được biết” của công dân, là dấu mốc quan trọng trong việc thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Việc ban hành và bảo đảm thực hiện Luật Tiếp cận thông tin sẽ giúp các chủ thể trong xã hội tiếp cận thông tin của các cơ quan nhà nước, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của công chức và đảm bảo cho cơng dân tham gia tích cực và hiệu quả vào cơng việc quản lý của nhà nước. trong đó, đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin theo nguyên tắc:
Thứ nhất, nhà nước có nghĩa vụ chủ động cung cấp thơng tin cho các chủ thể
trong xã hội, để có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và chủ động. Thứ hai, các chủ thể yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp những thông tin mà họ quan tâm.
Đồng thời, đã xác định rõ hơn những loại thơng tin thuộc danh mục bí mật và những thơng tin thuộc loại cấm trong một danh mục. Để từ đó báo chí, cơng dân và các chủ thể khác trong xã hội có thể tiếp cận được mọi thơng tin mà họ cần ngồi danh mục cấm để tham gia và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
3.1.3. Tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền cần gắn với việc hồn thiện, cơng khai quy định về danh động của chính quyền cần gắn với việc hồn thiện, cơng khai quy định về danh mục bí mật nhà nước và cải cách hành chính
Việc cơng khai danh mục bí mật Nhà nước sẽ tạo điều kiện để người dân thực hiện tốt hơn vai trò giám sát việc thực hiện công khai của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, đó là cơ sở pháp lý để ngăn chặn tình trạng lạm dụng hay lách quy định để từ chối quyền chính đáng trong thực hiện quyền giám sát của cơng dân. Vì vậy, để tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền, cần xác định rõ danh mục bí mật của các bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó hạn chế tình trạng khá phổ biến hiện nay là có cơ quan, đơn vị thường lấy lý do tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước để từ chối cung cấp thông tin.
Một trong các mục tiêu của cải cách hành chính là tạo thuận lợi, giảm bớt phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết cơng việc với các cơ quan nhà nước, qua đó giúp loại bỏ những lực cản cho bộ máy nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình cải cách hành chính gắn liền
với việc đơn giản hóa các thủ tục và quy trình giải quyết cơng việc của người dân, doanh nghiệp, cũng như xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và công khai, minh bạch các bộ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Hoàn thiện bộ thủ tục hành chính chính là việc thực hiện cơng khai và minh bạch hóa hoạt động hành chính, giúp người dân và doanh nghiệp hiểu rõ được các quyền, nghĩa vụ của mình, cũng như những thơng tin khác có liên quan đến q trình giải quyết cơng việc với cơ quan nhà nước về trình tự, thủ tục thực hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ. Đồng thời, làm giảm tình trạng “đặc quyền về thông tin” - một hiện tượng cản trở q trình cơng khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khi người có thẩm quyền sử dụng những thơng tin do mình có hoặc trực tiếp nắm giữ. Như vậy, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề thúc đẩy q trình cơng khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
3.1.4. Tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền cần gắn với việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề động của chính quyền cần gắn với việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và giáo dục liêm chính cho cán bộ, cơng chức
Việc ban hành, công khai và áp dụng các bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra những khn mẫu, thước đo đối với cán bộ, công chức trong thực thi cơng vụ. Qua đó, người dân và các chủ thể khác, bao gồm cả những đồng nghiệp khác có thể giám sát hoạt động của cán bộ, công chức. Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cần đưa ra những yêu cầu về mặt thái độ và hành vi của cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành công vụ. Đồng thời, các hình thức xử lý trách nhiệm cũng cần được quy định rõ và tương xứng nhằm đảm bảo các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp được thực hiện trên thực tế. Khi các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp được thực hiện nghiêm túc, sẽ góp phần tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Mặt khác, cần thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức của cán bộ, công chức về công khai, minh bạch và sự liêm chính. M i cán bộ, cơng chức phải coi việc thực hiện công khai, minh bạch trong thi hành công vụ là trách nhiệm của mình. Tính liêm chính thể hiện phẩm chất của m i người, nhưng cần được coi như
một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, công chức - những người là công bộc của nhân dân và phải gương mẫu trước nhân dân. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục pháp luật về công khai, minh bạch, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức để nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức.
3.1.5. Tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền cần gắn với việc tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước và ứng dụng công nghệ thông tin
Sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước sẽ làm cho các quyết định và chính sách của nhà nước được ban hành sát với thực tế, đồng thời là cơ sở tăng cường tính minh bạch của hệ thống cơ quan nhà nước. Sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước không chỉ được thực hiện thông qua cơ quan dân biểu, các đại diện do nhân dân bầu ra mà còn được thực hiện trực tiếp qua trưng cầu dân ý, qua đối thoại trực tiếp, qua các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân bày tỏ với chính quyền.
Tăng cường sự giám sát của công dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước có thể bằng nhiều hình thức, như: giám sát của cơ quan dân biểu, qua giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội mà cơng dân tham gia sinh hoạt, qua đối thoại trực tiếp giữa công dân với cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức có thẩm quyền.
Cơng nghệ thơng tin ngày càng trở nên hữu dụng ở hầu hết các quốc gia, ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Công nghệ thông tin được coi là phương tiện quan trọng để hạn chế tham nhũng, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Công nghệ thông tin cũng giúp cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức tiết kiệm thời tiếp công dân và các chủ thể khác đến giao dịch trực tiếp, giảm thiểu cơng sức tra cứu, tìm kiếm thông tin để cung cấp cho công dân và các chủ thể khác khi giao dịch trực tiếp tại cơng sở để có thể thực hiện các nhiệm vụ khác.
Ngồi ra, ứng dụng tiện ích của cơng nghệ thơng tin như: thiết lập đường dây nóng và các dịch vụ tự động trả lời yêu cầu,... cũng là những giải pháp tăng cường minh bạch, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian cho cả cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, người dân và các chủ thể khác khi giải quyết công việc.
3.1.6. Tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền cần gắn với việc phát huy vai trị của các phương tiện thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trị quan trọng trong việc truyền tải thông tin tới các cá nhân, tạo diễn đàn, thúc đẩy sự giao tiếp giữa các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau, góp phần định hướng dư luận. Do đó, các phương tiện thơng tin đại chúng là kênh quan trọng để người dân có thể tiếp cận thơng tin của các cơ quan nhà nước một cách chính thống, khách quan. Với vai trị là “cơ quan quyền lực thứ tư” sau lập pháp, hành pháp và tư pháp các phương tiện truyền thơng có thể gây áp lực thơng qua dư luận để thúc đẩy tiến trình minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Để tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của chính quyền, cần chú trọng phát huy vai trị của các phương tiện thơng tin đại chúng như: Đẩy mạnh truyền hình trực tiếp các hội nghị, các cuộc họp quan trọng của các cơ quan nhà nước; tăng cường các cuộc đối thoại trực tiếp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền với nhân dân; đưa tin đầy đủ về các sự kiện mà đại bộ phận nhân dân quan tâm hoặc những quyết sách liên quan mật thiết đến lợi ích của đại bộ phận nhân dân. Thực hiện nghiêm Luật Báo chí, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm Luật Báo chí của các cơ quan, cơng chức. Nghiên cứu để từng bước xã hội hoá các phương tiện truyền thơng nhằm góp phần khắc phục những hạn chế mà các phương tiện truyền thông hiện nay đang gặp phải [62].
3.2. Giải pháp tăng cường công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện Cao Phong, tỉnh Hịa Bình
3.2.1. Hồn thiện và thực hiện nghiêm minh pháp luật nói chung và pháp luật về cơng khai, minh bạch nói riêng
Việc rà sốt, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong điều kiện xã hội văn minh, ngày càng phát triển. Bởi lẽ, luật pháp là hành lang pháp lý, là khuôn mẫu hành vi, là thước đo mà nhà nước sử dụng để đánh giá hành vi đúng, sai của con người trong đời sống xã hội. Công khai, minh bạch là xu hướng, là tiêu chí của nền quản trị nhà nước tốt (Good Governance) ở hầu hết các quốc gia phát triển hiện nay. Tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển chúng ta cần nghiêm túc, kịp thời thực hiện các quy định của
pháp luật về công khai, minh bạch gắn với các chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ sẽ là điều kiện để không chỉ nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mà còn trực tiếp đảm bảo dân chủ trong quá trình xây dựng và thực thi nền hành chính dịch vụ cơng theo đúng nghĩa. Trong đó, nền hành chính lấy cơng dân làm trung tâm để phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo hiệu quả của quản lý hành chính.
Trước hết, cần tiếp tục rà sốt, hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảo bảo có đủ pháp luật đáp ứng yêu cầu điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội. Các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nói riêng tn thủ nghiêm túc, kịp thời các quy định về công khai, minh bạch theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Tiếp cận thông tin 2016, các quy định cụ thể từng lĩnh vực theo Luật PCTN 2018 (có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2019) và các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, nhất thiết phải
đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại điều 9 Luật PCTN năm 2018, gồm:
Thứ nhất, Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ
chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, Việc cơng khai, minh bạch phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ,
kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời, thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung công khai, minh bạch quy định tại điều 10 Luật PCTN năm 2018 về: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và cơng dân; việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; về thủ tục hành chính và các quy định khác của pháp luật về công khai, minh bạch, như: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật giáo dục; Luật y tế; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật tài chính - ngân sách; Luật đất đai; Luật khoa học - công nghệ... và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Ngồi việc cơng bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức, đơn vị cần thực hiện tốt các hình thức cơng khai khác, như: Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên cổng