2.2. Thực trạng việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ
2.2.5. Công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng các khoản
góp của nhân dân
Theo pháp luật PCTN hiện hành, việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơng trình, lập quỹ trong phạm vi địa phương phải lấy ý kiến nhân dân và được HĐND xem xét, quyết định. Đồng thời, phải được công khai để nhân dân giám sát và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. Nội dung phải công khai bao gồm: mục đích huy động, mức đóng góp, việc sử dụng, kết quả sử dụng và báo cáo quyết toán.
Những năm qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, chính quyền đã huy động nhân dân đóng góp và sử dụng có hiệu quả một số khoản quỹ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, như: Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai,... Ngoài ra, cịn một số quỹ có tính chất chính trị - xã hội, như: quỹ Người Cao tuổi, quỹ Khuyến học,...
Trong phạm vi đề tài này, xin tập trung làm rõ việc huy động, quản lý, sử dụng 03 loại quỹ được duy trì thường xuyên hằng năm, gồm: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, quỹ Vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em. Các loại quỹ khác do các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội huy động, quản lý đều thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của các tổ chức quy định. Đối với các cơng trình xây dựng cơ bản đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện những năm qua hầu hết sử dụng vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ,... khơng huy động nhân dân đóng góp (theo khoản 1
Điều 16 Luật PCTN 2012), do đó luận văn khơng đề cập. Việc huy nhân dân đóng
góp để xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật PCTN đã được làm rõ trong phần CKMB trong xây dựng cơ bản.
2.2.5.1. Công khai, minh bạch quỹ Đền ơn đáp nghĩa
hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa (kèm theo Nghị định 45/2006/NĐ-CP, ngày 28/4/2006 của Chính phủ).
Gần dịp kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7) hằng năm Ban quản lý quỹ của huyện triển khai kế hoạch vận động xây dựng quỹ đến 02 nhóm đối tượng, gồm: Nhóm 1: Những người đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp huyện; cơ quan quân sự và công an cấp huyện và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế do các cơ quan cấp huyện trực tiếp quản lý, mức vận động m i người 01 ngày lương/năm (lương tháng/30 ngày). Nhóm 2:
Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Ngồi ra, có các nhà hảo tâm khác tham gia đóng góp xây dựng quỹ.
Đóng góp của các tổ chức, cá nhân nộp về tài khoản của quỹ mở tại Kho bạc huyện do Ban Chỉ đạo chăm sóc người có cơng quản lý (Phòng Lao động - Thương
binh và xã hội là cơ quan Thường trực). Việc quản lý, sử dụng quỹ thực hiện theo
quy định tại Điều 4 Điều lệ quản lý, sử dụng quỹ (ban hành kèm theo Nghị định số
45/2006/NĐ-CP, ngày 28/4/2006 của Chính phủ). Mục đích sử dụng quỹ: (1) H
trợ xây dựng nhà ở cho hộ gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng; (2) Chi cho cơng tác chăm sóc các cơng trình ghi cơng trên địa ban huyện; (3) Chi thăm hỏi, h trợ người có cơng với cách mạng khi ốm đau; khám chữa bệnh, khi qua đời mà gia đình gặp khó khăn; (4) Chi cho các hoạt động tuyên truyền, khen thưởng, chỉ đạo, vận động xây dựng quỹ. Việc quyết toán quỹ vào thời điểm kết thúc năm hành chính, nguồn kết dư được chuyển sang năm sau kế tiếp. Kết quả thực hiện, như sau:
Bảng 2.3: Kết quả xây dựng, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa 2014 - 2018
Năm Xây dựng
quỹ Sử dụng quỹ
2014 179.583.145 đồng
- Tặng 493 suất quà trị giá 73,9 triệu đồng dịp Tết Nguyên đán. - Tặng 40 suất quà dịp 27/7 trị giá 8 triệu đồng.
2015 135.294.189 đồng
- Tặng q cho người có cơng và thân nhân liệt sỹ hồn cảnh khó khăn dịp tế Ngun đán và dịp 27/7: 11,4 triệu đồng. - H trợ 01 hộ gia đình có cơng sửa chữa nhà ở 15 triệu đồng. - Tặng 10 suất quà cho nạn nhân chất độc da cam 3 triệu đồng. - H trợ 04 người có cơng điều trị tại bệnh viện 6 triệu đồng.
- Khám bệnh, cấp thuốc cho 93 người có cơng, thân nhân liệt sỹ, trị giá 18,6 triệu đồng.
- Tri ân và khen thưởng người có cơng dịp 27/7: 83,5 triệu đồng.
2016 123.126.000 đồng
- Thăm hỏi người có cơng: 2,5 triệu đồng.
- Tặng q người có cơng và thân nhân liệt sỹ: 10,8 triệu đồng. - H trợ 2 gia đình người có cơng xây dựng nhà 40 triệu đồng. - Khám, cấp thuốc cho 40 người có cơng dịp 27/7: 8 triệu đồng. - H trợ 3 gia đình người có cơng sửa chữa nhà ở 60 triệu đồng.
2017 116.924.993 đồng
H trợ 04 gia đình người có cơng xây dựng, sửa chữa nhà ở: 90 triệu đồng; Khám, cấp thuốc cho 134 người có cơng dịp 27/7 trị giá 26,8 triệu đồng.
2018 140.293.755 đồng
- Tặng q người có cơng và thân nhân liệt sỹ: 27 triệu đồng - Khám, cấp thuốc dịp 27/7 trị giá 10,6 triệu đồng
- Mua sắm đồ dùng ở Đền thờ liệt sỹ huyện: 37,8 triệu đồng.
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác các năm từ 2014 đến 2018 của phòng Lao động - Thương binh và xã hội)
Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Ưu điểm: Việc xây dựng, quản lý, sử dụng quỹ Đền ơn đáp nghĩa đúng
trình tự; đối tượng đóng góp; việc quản lý đúng quy định; sử dụng quỹ đúng mục đích (theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP, ngày 28/4/2006 của Chính phủ); mức đóng góp phù hợp với khả năng của đối tượng đóng góp.
- Hạn chế: Việc cơng khai, minh bạch trong việc quản lý, sử dụng quỹ chưa đảm bảo. Số tiền thu được và việc sử dụng nguồn quỹ Đền ơn đáp nghĩa hằng năm Ban Chỉ đạo chăm sóc người có cơng báo cáo UBND huyện, khơng thơng báo đến các tổ chức, cá nhân (những người tham gia đóng góp quỹ) biết, để giám sát.
2.2.5.2. Cơng khai, minh bạch quỹ Bảo trợ trẻ em
Từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm UBND huyện vận động xây dựng Quỹ bảo trợ trẻ em từ các nguồn, gồm: Đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật; nguồn tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể; kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; tiền lãi của quỹ gửi ngân hàng và các khoản thu hợp pháp khác. Cơ quan thường trực Quỹ là Phòng Lao động - Thương binh & xã hội.
Quỹ bảo trợ trẻ em được sử dụng vào các mục đích: Chi h trợ cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn; h trợ phục hồi chức năng cho trẻ em bị khuyết tật, h
trợ chi phí khám, chữa bệnh, đi lại và tiền ăn cho trẻ em bị mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, bị tai nạn thương tích chi phí điều trị cao; h trợ kinh phí học nghề, h trợ tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm cho trẻ em; gặp mặt trẻ em có hồn cảnh khó khăn vượt khó; h trợ đột xuất cho trẻ em vùng bị thiên tai, dịch bệnh; h trợ trẻ em nghèo học tại các lớp học tình thương do các tổ chức, cá nhân tổ chức; h trợ trẻ em nghèo gặp tai nạn rủi ro khác; h trợ trẻ em có địa chỉ cụ thể theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ; h trợ cho các đối tượng trẻ em khác phù hợp với tơn chỉ và mục đích của quỹ và chi cho hoạt động quản lý Quỹ Bảo trợ trẻ em (không quá 10%).
Việc lập dự toán, quản lý thu, chi, kế toán, quyết toán quỹ thực hiện theo Thông tư số 87/2008/TT-BTC, ngày 8/10/2008 của Bộ Tài chính. Kết quả thực hiện, như sau:
Bảng 2.4: Kết quả xây dựng, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em 2014 - 2018
Năm Xây dựng quỹ Sử dụng quỹ
2014 66.472.000 đồng
- Tặng quà trẻ em nghèo vượt khó dịp tết Nguyên đán 14.200.000 đồng;
- Chi tổ chức hội nghị diễn đàn trẻ em và tháng hành động Vì trẻ em và mua quà tặng 8 trường học 16.000.000 đồng
- Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp triển khai Tháng hành động vì trẻ em 20.500.000 đồng - Khen thưởng học sinh nghèo vượt khó dịp tết Trung thu 15.500.000 đồng. Chuyển quỹ 2015: 272.000 đồng. 2015 69.900.000 + 272.000 (chuyển từ 2014 sang) = 70.172.000
- Tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó dịp tết Nguyên đán 17.100.000 đồng.
- Tổ chức diễn đàn trẻ em và tháng hành động Vì trẻ em và mua quà tặng 10 trường học 20.000.000 đồng
- Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp triển khai Tháng hành động vì trẻ em 20.400.000 đồng - Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp tết Trung thu 12.300.000 đồng. Chuyển quỹ năm 2016: 372.000 đồng.
2016 60.620.000 + 372.000 (chuyển từ 2015 sang) = 60.992.000
- Tặng quà trẻ em nghèo vượt khó dịp tết Nguyên đán 14.300.000 đồng. Tổ chức diễn đàn trẻ em và tháng hành động Vì trẻ em 9.500.000 đồng.
- Mua quà tặng 10 trường học 15.000.000 đồng.
- Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp triển khai Tháng hành động vì trẻ em 11.400.000 đồng.
- Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp tết Trung thu 10.200.000 đồng. Chuyển quỹ năm 2017: 592.000 đồng. 2017 48.257.000 + 592.000 (chuyển từ 2016 sang) = 48.649.000
- Tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó dịp tết Nguyên đán 14.600.000 đồng.
- Mua quà tặng 10 trường học 12.000.000 đồng.
- Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp triển khai Tháng hành động vì trẻ em 12.500.000 đồng. - Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp tết Trung thu 9.500.000 đơng. Chuyển quỹ năm 2018: 49.000 đồng.
2018
96.855.000 + 49.000 (chuyển
từ 2017 sang) = 96.904.000
- Tặng quà cho trẻ em nghèo vượt khó dịp tết Nguyên đán 15.000.000 đồng.
- Chi tổ chức hội nghị diễn đàn trẻ em và tháng hành động Vì trẻ em và mua quà tặng 8 trường học 18.700.000 đồng. - Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp triển khai Tháng hành động vì trẻ em 19.500.000 đồng. - H trợ 3 gia đình có con bị tai nạn bất khả kháng 6.000.000 đồng.
- Khen thưởng các cháu học sinh nghèo vượt khó dịp tết Trung thu 12.600.000 đồng. Chuyển năm 2019: 25.104.000 đồng.
(Nguồn: Báo cáo kết quả cơng tác các năm từ 2014 đến 2018 của phịng Lao động - Thương binh và xã hội)
Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Ưu điểm: Chính quyền đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác thu, quản lý, sử dụng quỹ Bảo trợ trẻ em. Việc chi nguồn quỹ đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng là trẻ em. Việc quyết toán nguồn quỹ được quyết toán dứt điểm hằng năm, nguồn quỹ kết dư được chuyển sang năm sau kế tiếp để sử dụng vào mục đích bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Hạn chế: Việc thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ chỉ được công khai, minh bạch trong nội bộ cơ quan nhà nước và cơ thường trực (Phòng Lao động - Thương binh & xã hội), chưa được thông báo đến các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quỹ được biết.
2.2.5.3. Công khai, minh bạch quỹ Vì người nghèo
Bảng 2.5: Kết quả xây dựng, sử dụng Quỹ Vì người nghèo 2014 - 2018 Năm Số tiền thu quỹ
(Đơn vị: đồng)
Số tiền chi quỹ
(Đơn vị: đồng)
Số nhà được xây dựng từ quỹ Vì
người nghèo Tồn quỹ
2014 203.146.755 97.927.000 02 151.487.333 2015 173.499.834 275.000.000 20 49.987.167 2016 135.598.225 85.574.000 02 100.011.392 2017 132.688.050 114.770.000 04 117.929.442 2018 188.159.751 159.642.000 05 146.447.193
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác các năm từ 2014 đến 2018 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện)
Từ kết quả trên có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Ưu điểm
+ Cơ quan chức năng đã tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo tự vươn lên thoát nghèo và vận động các tổ chức, cá nhân tham gia giúp đỡ người nghèo. Phương thức giúp đỡ là đối thoại trực tiếp, tìm ra biện pháp tốt nhất để h trợ để hộ nghèo vươn lên thốt nghèo. Tích cực vận động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo và chương trình an sinh xã hội.
+ Việc lựa chọn các hộ nghèo để phân bổ nguồn quỹ được thực hiện chặt chẽ, thống nhất cao giữa các cơ quan có liên quan. Mục đích sử dụng qũy thiết thực, hiệu quả. Chủ yếu sử dụng vào các mục đích: H trợ xây dựng, sửa chữa nhà; h trợ sản xuất; h trợ quà Tết Nguyên đán hằng năm cho hộ nghèo; h trợ cho người nghèo chữa bệnh; h trợ mua xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó... Nguồn quỹ tồn được chuyển sang năm kế tiếp và dùng vào mục đích h trợ người nghèo.
- Hạn chế: Việc công khai kết quả thu, chi quỹ Vì Người nghèo mới chỉ
được báo cáo đến cấp ủy, chính quyền huyện và cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, chưa thông báo đến các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quỹ để biết, theo dõi việc sử dụng quỹ.