Công khai, minh bạch về xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - Từ thực tiễn huyện miền núi Cao Phong, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 40 - 43)

2.2. Thực trạng việc thực hiện công khai, minh bạch trong tổ

2.2.1. Công khai, minh bạch về xây dựng pháp luật

pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. Như vậy, Luật PCTN đã đưa công khai, minh bạch trở thành một nguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ðây vừa là nguyên tắc hàng đầu, nhằm ngăn chặn tham nhũng, vừa bảo đảm nền hành chính nhà nước tuân thủ các giá trị dân chủ, pháp quyền. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có thể không công khai những nội dung được coi là bí mật nhà nước và không được viện lý do nào khác để từ chối việc công khai hoạt động của mình, nhằm tránh sự giám sát của người dân và xã hội. Kết quả thực hiện, như sau (theo báo cáo kết quả công tác các năm từ 2014 - 2018 của phòng Tư pháp):

- Năm 2014: HĐND huyện ban hành 04 nghị quyết, gồm: Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của HĐND huyện năm 2014; Nghị quyết về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2014; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách năm 2013. UBND huyện ban hành 01 quyết định về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Tư pháp.

- Năm 2015: HĐND huyện ban hành 04 nghị quyết, gồm: Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của HĐND huyện năm 2015; Nghị quyết về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2015; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Nghị quyết về việc phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách năm 2014.

- Năm 2016: HĐND huyện ban hành 04 nghị quyết, gồm: Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của HĐND huyện năm 2016; Nghị quyết về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2016; Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. UBND huyện ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ của 8 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, gồm: Nội vụ, Văn hóa - Thông tin, Kinh tế - Hạ tầng, Tài chính - Kế hoạch, Dân tộc, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và xã hội, Ban Quản lý xây dựng cơ bản.

- Năm 2017: HĐND huyện ban hành 04 nghị quyết, gồm: Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của HĐND huyện năm 2017; Nghị quyết về việc

giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2017; Nghị quyết về việc phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách năm 2016; Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ về thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo các cơ quan môn tự kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL theo thẩm quyền; chỉ đạo rà soát, hệ thống hóa các văn bản đã ban hành nhằm xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản hết hiệu lực, các quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp với văn bản mới. Ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND, ngày 11/01/2017 rà soát đánh giá thủ tục hành chính; Kế hoạch số 03/KH-UBND, ngày 11/01/2017 về kiểm soát thủ tục hành chính; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 27/02/2017 về truyền thông kiểm soát thủ tục hành chính 2017; kiểm soát thủ tục hành chính 1722 hồ sơ...

- Năm 2018: HĐND huyện ban hành 04 nghị quyết, gồm: Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của HĐND huyện năm 2018; Nghị quyết về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu - chi ngân sách địa phương năm 2018; Nghị quyết về việc phê chuẩn quyết toán thu - chi ngân sách năm 2017; Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. UBND huyện: Tham gia góp ý kiến vào 04 văn bản QPPL của tỉnh; ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 08/01/2018 chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã, thị trấn tự kiểm tra, kiểm tra rà soát văn bản QPPL năm 2018; Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 08/01/2018 thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL nhiệm kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn huyện.

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, chính quyền đã kiểm tra, rà soát văn bản, như sau: Năm 2014 rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND và UBND huyện ban hành từ năm 2002 đến 31/12/2013. Kết quả: đã rà soát 46 văn bản của HĐND, trong đó phát hiện 38 nghị quyết hết hiệu lực và 08 nghị quyết còn hiệu lực. Có 23 quyết định của UBND (04 quyết định hết hiệu lực, 19 quyết định còn hiệu lực thi hành). Năm 2015 chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã, thị trấn tự rà soát văn bản do cùng cấp xã, thị trấn ban hành. Năm 2016 rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND và UBND huyện ban hành trong năm 2016. Kết quả, ra soát được 17 văn bản (trong đó: 04/04 nghị quyết

của HĐND và 13/13 quyết định của UBND còn hiệu lực thi hành. Đôn đốc các xã, thị trấn tự rà soát văn bản cấp xã ban hành. Năm 2017 rà soát 04 nghị quyết của HĐND và 02 quyết định của UBND huyện. Kết quả: 04/04 nghị quyết của HĐND và 02/02 quyết định của UBND huyện còn hiệu lực thi hành; kiểm soát thủ tục hành chính 1722 hồ sơ ở các cơ quan thuộc UBND huyện.

Từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Ưu điểm: UBND huyện có nhiều cố gắng, cơ quan chuyên môn có sự chủ

động trong công tác tham mưu và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL do HĐND, UBND huyện ban hành hằng năm và từng giai đoạn nên đã kịp thời bãi bỏ hoặc hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ văn bản hết hiệu lực theo thẩm quyền, đảm bảo cho các văn bản QPPL thể chế hóa, thực hiện pháp luật được thống nhất và đồng bộ tại địa phương. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên, qua đó loại bỏ văn bản hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp, góp phần làm cho hệ thống pháp luật minh bạch, dễ tiếp cận, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.

- Mặt hạn chế:

+ Việc kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của các cơ quan đôi khi chưa kịp thời. Có văn bản hết hiệu lực từ năm 2012 nhưng đến năm 2014 vẫn đang thực hiện.

+ Việc triển khai Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định số 34/ 2016/NĐ-CP của Chính phủ thi hành Luật ban hành văn bản QPPL còn chậm, số lượng văn bản được ban hành hành còn hạn chế.

+ Hầu hết các văn bản QPPL thể chế pháp luật, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do chính quyền ban hành đều không lấy ý kiến người dân.

+ Công tác theo dõi việc thi hành pháp luật ở địa phương chưa thường xuyên, chưa toàn diện (chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đất đai, công tác giải phóng mặt bằng và xử lý vi phạm hành chính), phương pháp thực hiện vẫn còn lúng túng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương - Từ thực tiễn huyện miền núi Cao Phong, tỉnh Hòa Bình hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)