Đảm bảo cơ chế hoạt động hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 121 - 131)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ADPL giả

3.3.6. Đảm bảo cơ chế hoạt động hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố

tụng, chính quyền địa phương, tổ chức bổ trợ tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự, nhằm tạo sự đồng bộ với việc nâng cao hiệu quả hoạt động ADPL giải quyết án HN&GĐ ở TAND thị xã Phổ Yên ở tỉnh Thái Nguyên

Để vụ án HN&GĐ phát sinh tại Tòa án cũng như việc ADPL có hiệu quả cần tăng cường sự kết phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ án thì: Về phía các cơ quan địa phương (Ủy ban nhân dân xã, ban công an xã...) cần có sự tăng cường trong việc kết phối hợp với Tòa án trong việc giao các văn bản tố tụng cho đương sự đặc biệt là đối vớ những trường hợp đương sự không hợp tác nhất là vùng địa hình phức tạp như thị xã Phổ Yên. Trong vụ án về HN&GĐ, đại diện chính quyền địa phương (trưởng xóm, Chi hội trưởng hội phụ nữ xóm, tổ trưởng tổ dân phố…) là những người không chỉ nắm rõ nhất về mối quan hệ, tình trạng hôn nhân, gia cảnh của đương sự, mà còn là những người có ảnh hưởng đến tư tưởng của những người này. Bởi họ là những người hàng xóm láng giềng thân thiết và đồng thời cũng là người có tiếng nói tại địa phương. Đối với trường hợp đương sự cố tình lẩn tránh, gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết vụ án HN&GĐ thì cơ quan địa phương chính là cầu nối giúp Tòa án trong việc tống đạt các văn bản tố tụng hợp lệ cho đương sự. Do đó, để đảm bảo việc tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án hợp lệ đòi hỏi phải có sự kết phối hợp rõ ràng giữa Tòa án và chính quyền cơ sở, tránh trường hợp thoái thác, từ chối hoặc làm theo kiểu lấy lệ; để đảm bảo công tác giải quyết án HN&GĐ của Tòa án đạt hiệu quả. Về phía các phòng ban chuyên môn, cơ quan định giá tài sản: Đây là những cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với những vụ án HN&GĐ có tranh chấp về tài sản. Mặc dù theo quy định của BLTTDS thì việc thành lập Hội đồng định giá là do Tòa án và các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người tham gia các buổi định giá theo quyết định

của Tòa án, song trên thực tế quyết định thành lập Hội đồng định giá chỉ mang tính hình thức; việc định giá tài sản do Tòa án tổ chức phụ thuộc vào các cơ quan chuyên môn (phụ thuộc về thời gian, về con người), nếu như thiếu một thành viên của Hội đồng định giá thì buổi định giá không thể tiến hành được. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết vụ án của Tòa án. Do vậy, Liên ngành tư pháp Trung ương cần xây dựng được quy chế phối hợp chặt chẽ như giữa Tòa án và các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương và các phòng ban liên quan trong việc kết phối hợp trong công tác giải quyết vụ án của Tòa án để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được thuận lợi và đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.

Để nhằm nâng cao hơn sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trước hết cần: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người lãnh đạo của CQĐT; Kiểm sát; Toà án; Định kỳ sơ kết hay rút kinh nghiệm của việc phối hợp các cơ quan tố tụng có khen thưởng, biểu dương các đơn vị hay cá nhân thực hiện tốt quy chế phối hợp hoặc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với trường hợp có vi phạm thiếu sót; Tăng cường phối hợp giữa cấp trên và cấp dưới để nhanh chóng giải quyết những khó khăn, vướng mắc hạn chế việc thống nhất các quan điểm phối hợp các ngành trong xử lý vụ án.

Để góp phần nâng cao chất lượng xét xử và kinh nghiệm giải quyết các loại án cho Thẩm phán nhất là đối với loại án kiện về HN&GĐ, là loại đặc thù, thì hoạt động bổ trợ tư pháp là công cụ không thể thiếu để hỗ trợ cho người dân và các cơ quan tiến hành tố tụng trong một nền tư pháp dân chủ, pháp quyền. Hoạt động bổ trợ tư pháp cụ thể là hoạt động: Công chứng, chứng thực, giám định tư pháp, luật sư và trợ giúp pháp lý. Mặc dù chỉ đóng vai trò bổ trợ cho Toà án và hoạt động xét xử trung tâm của cải cách tư pháp, nhưng khi các hoạt động bổ trợ tư pháp được triển khai nghiêm túc, hiệu quả là tác động mang tính bền vững tầm chiến lược cho cải cách tư pháp. Vì vậy muốn đảm bảo cho hoạt động bổ trợ tư pháp phát triển theo nhu cầu xã hội nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp lý đã vạch ra thì việc kiểm tra, giám sát phải hết sức chủ động và chặt chẽ.

nhân thân của các bên đương sự, để giải quyết việc thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành nhiều thủ tục như: Tống đạt, xác minh, áp dụng các biện pháp đảm bảo, biện pháp cưỡng chế thi hành án v.v... vì thế, cơ quan thi hành án dân sự không thể “đơn thân độc mã” thực hiện được các công việc trên, mà cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan. Ví dụ: Liên quan đến quyền sử dụng đất cơ quan thi hành án dân sự cần sự phối hợp của cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường; liên quan đến tài khoản cần sự phối hợp của ngân hàng, tổ chức tín dụng v.v...

Việc phối hợp tốt với các cơ quan, tổ chức, ban ngành liên quan đến người dân trong khiếu kiện các vụ án về HN&GĐ có tranh chấp về tài sản là QSD đất là điều kiện rất thuận lợi để Tòa án giải quyết vụ án một cách thuận lợi, khách quan trong đó các cơ quan bổ trợ tư pháp, thi hành án dân cần được được sự phối hợp hỗ trợ tốt từ các cơ quan, ban ngành liên quan thì công tác ADPL mới đạt kết quả cao.

Kết luận chương 3

Từ những thành tựu và hạn chế trong công tác ADPL để giải quyết vụ án HN&GĐ của TAND cấp huyện nói chung và TAND thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nói riêng, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ADPL để giải quyết vụ án HN&GĐ, cần quán triệt theo các quan điểm là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ADPL giải quyết vụ án HN&GĐ; tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND thị xã Phổ Yên theo yêu cầu cải cách tư pháp; đổi mới hoạt động giải quyết án HN&GĐ của TAND thị xã Phổ Yên theo hướng thực hiện dân chủ, tăng cường hòa giải, mở rộng tranh tụng tại phiên tòa. Đưa ra các yêu cầu: đối với hoạt động thụ lý, điều tra, thu thập chứng cứ; lựa chọn các QPPL để giải quyết vụ án; trong việc ban hành bản án, quyết định và đưa ra các giải pháp chung, giải pháp cụ thể” trong đó:

Các giải pháp chung về hoàn thiện pháp luật nội dung về HN&GĐ và pháp luật về Tố tụng, nhằm đưa ra yêu cầu hoàn thiện BLTDS là nền tảng quan trọng để Tòa án ADPL giải quyết vụ, việc. Song cũng phải thừa nhận rằng một quy định còn mang tính khái quát, chưa cụ thể. Để hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực thi các

tiễn thi hành đặt ra, để từ đó có sự tổng kết đánh giá trong thực tiễn áp dụng pháp luật bao gồm nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án. Đặc biệt là hoàn thiện pháp luật tổ chức Tòa án theo nguyên tắc cấp xét xử, xác định vai trò thực hiện các quyền năng tố tụng của Thẩm phán, HTND và các đương sự trong quá trình tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm. Ngoài ra tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể đối với TAND thị xã Phổ Yên là Nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán phụ trách giải quyết các vụ án về HN&GĐ; tăng cường công tác giám đốc kiểm tra đối với việc giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND cấp trên đối với cấp huyện; Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; Đảm bảo cơ chế hoạt động hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố tụng, chính quyền địa phương, tổ chức bổ trợ tư pháp, cơ quan Thi hành án dân sự, nhằm tạo sự đồng bộ với việc nâng cao hiệu quả hoạt động ADPL giải quyết án HN&GĐ ở TAND thị xã Phổ Yên của tỉnh Thái Nguyên; Sự cần thiết lựa chọn Hội thẩm nhân dân tham gia hòa giải, xét xử vụ án HN&GĐ là những thành viên đang công tác tại các khối cơ quan, đoàn thể; Phát huy tinh thần chủ động của các thẩm phán trực tiếp phụ trách giải quyết các án hôn nhân gia đình ở Thái Nguyên trong việc kiến nghị giải thích, hướng dẫn áp dụng thống nhất và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình; xây dựng và hoàn thiện các cơ quan, tổ chức bổ trợ tự pháp để khắc phục những hạn chế của việc ADPL giải quyết án HN&GĐ ở thị xã Phổ Yên. Cần quán triệt các quan điểm, yêu cầu và thực hiện đầy đủ, thường xuyên và đồng bộ các giải pháp để bảo đảm ADPL trong giải quyết án HN&GĐ của TAND thị xã Phổ Yên đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Trong công cuộc cải cách tư pháp thì Tòa án giữ vai trò trung tâm, thực hiện quyền tư pháp, nhiệm vụ chủ yếu là ADPL, ADPL trong giải quyết án HN&GĐ là một hình thức thực hiện pháp luật, nhưng là hình thức đặc thù, vì chủ thể của ADPL là cá nhân được Nhà nước trao quyền nhân danh Nhà nước để lựa chọn các QPPL và ADPL trong giải quyết án HN&GĐ nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các đương sự. ADPL trong giải quyết án HN&GĐ được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng dân sự và các QPPL của Luật HN&GĐ quy định.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh và nước ta mở rộng hội nhập quốc tế, các quan hệ về dân sự, HN&GĐ ngày càng diễn ra phức tạp dẫn đến các tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết ngày càng nhiều, đòi hỏi chất lượng ADPL giải quyết các vụ án của Tòa án ngày càng phải nâng cao. Do vậy, cải cách tư pháp hiện nay là đòi hỏi khách quan, phải nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra.

ADPL trong giải quyết án HN&GĐ là một hình thức thực hiện pháp luật nhưng là hình thức đặc thù vì các chủ thể ADPL là cá nhân, được Nhà nước giao quyền như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký và những người tiến hành tố tụng trong hoạt động ADPL giải quyết án HN&GĐ. Nhưng trong quá trình giải quyết họ thực hiện những quyền mà Nhà nước giao cho nhưng phải tuân theo nguyên tắc của Bộ Luật tố tụng dân sự, nhằm lựa chọn áp dụng các QPPL đúng đắn nhất phán xét bằng bản án, quyết định để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của việc ADPL trong việc giải quyết án HN&GĐ thì Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong các giai đoạn

hoà giải vụ án. Khi ra quyết định, bản án để quy kết trách nhiệm cho các bên đương sự nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân có tranh chấp.

Do đặc thù riêng của việc ADPL trong giải quyết án HN&GĐ, TAND luôn giữ một vai trò rất quan trọng ở các giai đoạn tố tụng. Đồng thời, Toà án cũng là cơ quan duy nhất thực hiện quyền giải quyết, xét xử các loại án theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan đưa ra phán quyết cuối cùng buộc các bên có tranh chấp phải thi hành. Từ cơ sở lý luận, qua nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân và các quan điểm cùng như giải pháp. Nếu thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả ADPL trong giải quyết án HN&GĐ của TAND thị xã Phổ Yên, góp phần không nhỏ làm lành mạnh quan hệ xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền pháp chế Xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

ADPL trong giải quyết các vụ án dân sự nói chung và ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ nói riêng của TAND thị xã Phổ Yên những năm qua đã có những đóng góp vô cùng quan trọng, làm lành mạnh các quan hệ HN&GĐ, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, giải quyết được mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót dẫn đến cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án, sửa án phần nào ảnh hưởng đến uy tín của ngành Tòa án. Những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, thiếu sót đều có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Song, nhìn chung những hạn chế, thiếu sót đó đều là những bài học kinh nghiệm để từ đó tác giả mạnh dạn đưa ra các quan điểm và các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và góp phần nâng cao chất lượng của việc ADPL giải quyết các vụ án hôn nhân của TAND cấp huyện nói riêng và ngành Tòa án nói chung.

Luận văn được thực hiện xuất phát từ thực tiễn ADPL giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND thị xã Phổ Yên, từ yêu cầu và nhiệm vụ cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trương Hòa Bình (2009), “Tòa án giữ vai trò trung tâm trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Tòa án, (22), tr.1-5.

2. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ, ngày 04 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TƯ, ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của toà án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra, Hà Nội. 6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, ngày 03 tháng 10 năm 2001

của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ, Hà Nội.

8. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000-QH 10 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ, Hà Nội.

9. Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP, ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN&GĐ, Hà Nội. 10. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002

của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 121 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)