Nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán phụ trách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 109 - 111)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ADPL giả

3.3.1. Nâng cao năng lực, kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán phụ trách

giải quyết các vụ án về HN&GĐ của TAND thị xã Phổ Yên ở tỉnh Thái Nguyên

Trước hết phải coi Thẩm phán là một nghề gắn bó suốt đời, không chỉ là một chức danh được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, bởi công việc giải quyết các tranh chấp hay xung đột pháp luật đòi hỏi phải có các xử lý và ADPL một cách sáng tạo, đồng thời là một nghề nghiệp đặc biệt - nghề xét xử. Người thực hiện nghề xét xử được gọi là Thẩm phán. Khi xét xử, Thẩm phán không nhân danh cá nhân hay Hội đồng

xét xử mà nhân danh Nhà nước để định tội danh, hình phạt trong các vụ án hình sự, để phân định đúng, sai trong các vụ việc, tranh chấp dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình. Khi xét xử, người Thẩm phán phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc nhất định, trong đó nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất là độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Đó cũng là quyền, trách nhiệm và lương tâm của người Thẩm phán. Vì vậy, cần có các văn bản quy định về trách nhiệm công vụ hay bãi nhiệm nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp, và cần xoá bỏ quy định bổ nhiệm theo nhiệm kỳ mà cân nhắc để bổ nhiệm suốt đời, và nên quy định khoảng thời gian để tập sự, có như vậy những người được bổ nhiệm mới yên tâm công tác và gắn bó hơn với nghề mà họ đã chọn.

Quan hệ HN&GĐ là loại quan hệ đặc thù, về nhận thức, kinh nghiệm cuộc sống, kiến thức pháp luật về HN&GĐ nói riêng và pháp luật nói chung của một bộ phận không nhỏ người dân lao động còn chưa cao, trong đó độ tuổi xin ly hôn của các cặp vợ chồng trong những năm gần đây bị trẻ hóa, hậu quả của những cuộc hôn nhân bị đổ vỡ có tác động tiêu cực đến nhiều chiều của xã hội. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của người Thẩm phán, trong quyền hạn, nhiệm vụ và quá trình giải quyết, xét xử các vụ án kiện về HN&GĐ, làm sao để có thể giảm bớt phần nào hậu quả của việc ly hôn, để họ không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Là Thẩm phán nữ, trực tiếp giải quyết, xét xử những vụ án về HN&GĐ, tôi cho rằng mình có một chút thuận lợi hơn so với Thẩm phán là nam giới khi cùng làm công việc này, nhất là trong công tác hòa giải. Điều này tôi rút ra từ ngay chính những vụ án hàng ngày tôi phải trực tiếp giải quyết và xét xử. Phần lớn những cặp vợ chồng khi đến Tòa án tôi nhận thấy họ đang bị tổn thương hoặc đang làm tổn thương người trong cuộc về nhiều mặt, nhất là tinh thần. Vì vậy, cần có sự cảm thông, chia sẻ của người đang ngồi đối diện với họ - (nhưng lại là người nhân danh Nhà nước), thì họ sẽ có đủ dũng cảm để đối diện với sự thật họ sẽ phải đối mặt. Nếu như người Thẩm phán làm được điều này, tức là làm cho đương sự thực sự tin tưởng thì khi đó đã giải quyết được 50% công việc phải làm trong vụ án đó. Công việc còn lại là quyết định ở đôi vợ chồng: ly hôn hay đoàn tụ vợ chồng mà điều này

phần lớn chính là người trong cuộc. Theo tôi, hôn nhân đó chính là một câu chuyện dài, nhiều tập, mà đỉnh điểm của cốt chuyện là những mâu thuẫn cần được giải quyết. Trên thực tế thì việc ly hôn trong nhiều trường hợp lại là cần thiết, khi tình cảm vợ chồng không còn, mục đích của hôn nhân không đạt được. Người Thẩm phán có trách nhiệm là người tìm được những nút thắt cần cởi bỏ, nhiều vụ án kết thúc có hậu chính là công sức của người Thẩm phán đã tìm ra được nút thắt và tháo gỡ thành công. Những vụ án này, tuy không nhiều nhưng rất xứng đáng được ghi nhận. Để làm được điều này công tác hòa giải rất quan trọng, làm tốt công tác hòa giải không chỉ trong quá trình giải quyết vụ án mà ngay cả tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)