Đặc điểm về dân số và phong tục, tập quán HN&GĐ của thị xã Phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 56)

2.1. Đặc điểm tự nhiê n kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức của TAND

2.1.2. Đặc điểm về dân số và phong tục, tập quán HN&GĐ của thị xã Phổ

Yên ở tỉnh Thái Nguyên

Theo thống kê tháng 10/2014 Phổ Yên có Dân số: 135.711 người; mật độ Dân số là 528,72 người/km2; trong đó: Dân tộc thiểu số có 14.950 người, chiếm gần 10% tổng dân số. Toàn thị xã có 18 dân tộc, trong đó có 17 dân tộc thiểu số (đó là: Sán dìu, Tày, Nùng, Giáy, Dao, Ngái, Mường, Sán Chay, Thái, Hoa, Cao Lan, Catu, Châu mạ, Xơ Đăng, Giáy, Kháng, Chăm).Trong đó, dân tộc Tày chiếm 52,93%, dân

tộc Dao chiếm 17,63%, dân tộc Nùng 9,36%... . Mỗi dân tộc ở Phổ Yên dù có quy mô nhiều ít khác nhau, song vẫn bảo toàn được giọng nói, bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, tạo nên sự độc đáo, phong phú trong bức tranh đời sống người dân Thái Nguyên nói chung và Phổ Yên nói riêng. Các dân tộc thiểu số ở Phổ Yên đều có phong tục, tập quán riêng về mọi mặt, từ nhà ở đến cư trú, ma chay, cưới xin, ứng xử trong gia đình, dòng họ và các mối quan hệ xã hội khác. Ví dụ như phong tục cưới: Theo phong tục của người Tày, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gạo, gà, rượu... Điều đó có nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công sức dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang cho con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa; Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp thấy nhà trai điều kiện kinh tế khó khăn, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình theo không người ta. Có một điều là lễ cưới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó, nếu vì lý do nào đó như đường quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới, chàng trai mới đi đón vợ về. Nhưng cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng dăm bẩy ngày, sau đó về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong tục, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Trong cuộc sống mới hôm nay, tục cưới xin của người Tày tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương.

Về quan hệ trong gia đình: Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đối với người Nùng, trong gia đình, quan hệ giữa cha chồng, anh chồng với nàng dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt. Theo phong tục dân tộc Nùng, việc dựng vợ, gả chồng do bố mẹ quyết định trên cơ sở môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, sự ưng thuận của con cái và lá số của đôi nam nữ... Sau ngày cưới cô dâu

chưa ở hẳn bên nhà chồng, mà chỉ có mặt khi nhà chồng có công việc bận rộn, lễ tết. Và phải có người sang đón nàng dâu về nhà chồng giúp việc. Tình trạng này kéo dài cho đến lúc con dâu sắp có con. Người phụ nữ khi đã đi lấy chồng xem như hoàn toàn phụ thuộc nhà chồng. Nếu ly dị, đi lấy người khác thì phải trả lại tiền cưới, để lại của cải hồi môn và con cái... [32, tr.10].

Như vậy, việc hiểu biết phong tục, tập quán của mỗi dân tộc sinh sống ở Phổ Yên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp trong vụ án HN&GĐ.

* Ảnh hưởng do đặc thù vị trí địa lý, tự nhiên, dân số và văn hóa - xã hội đối với việc ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND thị xã Phổ Yên

Từ những đặc trưng đã nêu trên cho thấy, Phổ Yên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, có vị trí quan trọng trong an ninh - quốc phòng, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, với địa hình mạng lưới sông ngòi dày đặc và dốc, mùa hè mưa lũ bất chợt, lượng mưa ít so với các nơi; mùa đông nhiệt độ giảm sâu có sương muối, băng giá; giao thông đi lại khó khăn; dân số thưa, lại có tập quán sống trên núi cao, mức sống thấp... Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình, khi trong gia đình có tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết thì trong quá trình giải quyết Tòa án cũng gặp không ít khó khăn. Công tác điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ cũng như định giá, việc triệu tập các đương sự gặp rất nhiều vướng mắc (giao thông đi lại khó khăn, công tác văn thư chuyển chậm...). Việc tiếp xúc lấy lời khai cũng khó khăn do người dân có trình độ hiểu biết hạn chế, một bộ phận người dân không nghe hiểu được tiếng phổ thông. Phổ Yên mặc dù có tuyến đường giao thông liên huyện, song còn rất nhiều xóm vùng sâu mà khi đến nhà đương sự phải lội qua đến hai con suối hoặc nhiều trường hợp phải tìm người phiên dịch tiếng dân tộc và nhờ cán bộ xã mới có kết quả buổi làm việc. Việc nhận thức của đương sự còn hạn chế nên cung cấp các tài liệu chứng cứ, trình bầy những yêu cầu, quan điểm rất khó khăn không được đầy đủ, chính xác nên phân nào ảnh hưởng đến việc ADPL.

xây dựng khu công nghiệp, điển hình như công ty Samsung Thái Nguyên (SVT); Công ty CP Thuốc Thú y Đức Hạnh Marphavet, Tập đoàn đồ uống AVINAA…sự phát triển về kinh tế đồng thời nẩy sinh tội phạm về hình sự. Khi loại tội phạm về hình sự tăng thì án HN&GĐ cũng tăng theo với lý do xin ly hôn là một bên đi cải tạo hoặc đi cai nghiện...Ở mỗi vùng khác nhau, những tranh chấp trong quan hệ hôn nhân cũng khác nhau, do điều kiện sống ở các khu vực và do phong tục tập quán ở mỗi dân tộc. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa tốt, một bộ phận công dân nhận thức thấp, ít am hiểu về xã hội, ít có điều kiện xem sách báo, nghe đài, nên những kiến thức về pháp luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng còn rất hạn chế. Từ những điều kiện về vị trí địa lý, dân số, kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng đến quá trình ADPL trong giải quyết án HN&GĐ như ADPL trong thụ lý, xác minh thu thập chứng cứ đến giai đoạn xét xử đối với loại án này ở vùng cao, vùng sâu gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 53 - 56)