Cơ sở pháp lý của hoạt động ADPLtrong giải quyết vụ án HN&GĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 63)

2.2. Thực trạng ADPLtrong giải quyết các vụ án HN&GĐ của

2.2.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động ADPLtrong giải quyết vụ án HN&GĐ

ở Tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên

Cơ sở pháp lý làm phát sinh vụ án HN&GĐ tại Toà án thị xã Phổ Yên là đơn khởi kiện của đương sự và căn cứ nội dung, tính chất vụ việc cũng như quan hệ pháp luật tranh chấp để Tòa án ADPL về nội dung (Luật HN&GĐ, hay luật hình thức BLTTDS, luật chuyên ngành khác có liên quan) Đương sự có thể có một trong các yêu cầu sau đây: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ; tranh chấp về cấp dưỡng; các tranh chấp khác về HN&GĐ mà pháp luật có quy định. Toà án phải căn cứ vào quy định của pháp luật HN&GĐ và pháp luật tố tụng để xem xét quyết định thụ lý vụ án (nếu đủ điều kiện thụ lý) hoặc trả lại đơn khởi kiện (nếu không đủ điều kiện).

Đối với yêu cầu về ly hôn căn cứ ADPL phải dựa và các đặc điểm như sau: - Về căn cứ cho ly hôn: Khi có đơn yêu cầu giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của đương sự cần xem xét tình trạng hôn nhân có thự sự trầm trọng hay

không, mâu thuẫn đã thực sự căng thẳng hay chưa? mục đích của hôn nhân có đạt được hay không để căn cứ vào các quy đinh của luật HN&GĐ cho ly hôn hay bác yêu cầu để vợ chồng đoàn tụ. Điều 6 Luật HN&GĐ năm 1959; Điều 40 Luật HN&GĐ năm 1986; Điều 89 Luật HN& GĐ năm 2000; Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 đều quy định về căn cứ cho ly hôn phải dựa vào đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để từ đó căn cứ điều luật ADPL giải quyết vụ việc.

- Về yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng: Các quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 còn thiếu tính rõ ràng và hợp lý, chưa bao trùm được các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng trong đó quan trọng nhất là chưa quy định được căn cứ xác lập tài sản chung dựa vào thời kỳ hôn nhân. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã có những quy định hợp lý hơn về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, trong đó điểm tiến bộ nhất là đưa ra căn cứ xác lập tài sản chung dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguyên tắc suy đoán “Nếu không chứng minh được tài sản riêng thì là tài sản chung” [48, Điều 27]. Quy định về nguyên tắc suy đoán “có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản” [70]. Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung thêm các quy định phù hợp hơn. Căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, cụ thể như sau: Tài sản chung xác lập căn cứ vào thời kỳ hôn nhân: Căn cứ xác lập tài sản chung vợ, chồng trước hết phải dựa vào “thời kỳ hôn nhân”. Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích thời kỳ hôn nhân là “Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” [48, Điều 3]. Do đó, khi có tranh chấp về HN&GĐ cần căn cứ các quy định cụ thể của luật và thực tế nội dung của quan hệ tranh chấp để xác định đúng điều luật cần áp dụng.

- Về cơ chế giải quyết vụ án HN&GĐ nói chung của Tòa án thị xã Phổ Yên

Trước hết khi giải quyết đơn yêu cầu của đương sự Tòa án Phổ Yên có bộ phận văn thư nhận đơn, theo đó phải vào sổ nhận đơn khởi kiện (xác nhận bằng việc

đóng dấu công văn đến, thể hiện ngày, tháng, năm nhận đơn khởi kiện của đương sự hoặc người yêu cầu). Sau khi đã xác nhận đúng thẩm quyền giải quyết vụ việc, bộ phận văn thư chuyển đơn yêu cầu cho Chánh án Tòa án để trực tiếp phân công Thẩm phán giải quyết đơn. Khi Thẩm phán được phân công giải quyết cần xem xét: Hình thức và nội dung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự hay không? Nếu đơn khởi kiện nội dung nêu trên đã đầy đủ yêu cầu khởi kiện và không thuộc trường hợp phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, hoặc trả lại đơn khởi kiện. Khi đủ điều kiện thụ lý, Thẩm phán được phân công giải quyết đơn khởi kiện thông báo cho đương sự biết phải nộp tạm ứng án phí theo quy định tại pháp lệnh về án phí, lệ phí Tòa án số 10/2009 của UBTV Quốc hội, hướng dẫn ban hành năm 2009. Khi tiến hành giải quyết một vụ án về HN&GĐ, thì tùy quan hệ tranh chấp, đơn giản hay phức tạp để có hướng xác minh, thu thập chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án đúng quy định và thời hạn do BLTTDS quy định.

Mặt khác, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao tại khoản 6, điều 9 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự thì “Đối với trường hợp trong đơn khởi kiện người khởi kiện có ghi đầy đủ cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự, hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết này và Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người khởi kiện, cho Toà án, nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì được coi là trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ. Toà án tiến hành thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung”. Trường hợp đã được thụ lý vụ án thì căn cứ theo yêu cầu khởi kiện của đương sự để xem xét vụ án có thuộc trường hợp phải xác minh, thu thập chứng cứ hay không. Các quy định về thủ tục và cơ chế để các đương sự thu thập,

giao nộp chứng cứ, tham gia tích cực và chủ động vào quá trình tố tụng, về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của cơ quan nhà nước hay của đương sự; các quy định về miễn, giảm án phí… Mục đích vừa đảm bảo cho các đương sự tự bảo vệ quyền lợi của mình vừa đảm bảo cho Tòa án có quyết định, bản án đạt đến công lý. Vai trò của Tòa án quá trình ADPL còn thể hiện trong các quy định về thẩm quyền theo vụ việc của Tòa án các cấp. Theo đó, Tòa án không chỉ là người phân xử các tranh chấp trong quan hệ HN&GĐ mà còn là cơ quan công nhận, khẳng định các quyền của con người thể hiện ở các thủ tục giải quyết các việc tranh chấp về HN&GĐ. Như vậy, đặc trưng nổi bật trong cơ chế Tòa án ADPL giải quyết vụ án HN&GĐ đó chính là sự tôn trọng quyền tự quyết, tự thỏa thuận của đương sự và Tòa án luôn đóng vai trò thúc đẩy và tạo điều kiện cho người phụ nữ tự bảo vệ quyền con người của mình, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của con trẻ trong quan hệ hôn nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)