3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ADPL giả
3.3.2. Sự cần thiết lựa chọn Hội thẩm nhân dân tham gia hòa giải, xét xử vụ
vụ án HN&GĐ là những thành viên đang công tác tại các khối cơ quan, đoàn thể
Hội thẩm nhân dân là chế định tiến bộ của pháp luật Việt Nam, lần đầu tiên được Hiến pháp năm 1946 ghi nhận với tên Phụ thẩm nhân dân “Phụ thẩm nhân dân được tham gia góp ý kiến, nếu là việc tiểu hình và cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại hình”. Bản thân chế định “Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể hiện bản chất “Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, các văn bản pháp luật như Luật tổ chức TAND năm 2014 đã ghi nhận nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia và Hội thẩm được xác định là một trong những người tiến hành tố tụng tại Tòa án. Chức năng, nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân được thể hiện khi được phân công giải quyết vụ án.
Việc tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử của Toà án là biểu hiện tính ưu việt của một nền Tư pháp ở Việt Nam. Đa số các Hội thẩm nhân dântham gia hoạt động xét xử đã phát huy được vai trò là “Người đại diện củanhân dân” và là chủ thể ADPL trực tiếp cùng với Thẩm phán. Hội thẩm có các nhiệm vụ: Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Hội thẩm nhân dân có nghĩa vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án; tham gia xét xử các vụ án HN&GĐ theo thủ tục sơ thẩm. Trong quá trình xét xử sơ thẩm, Hội thẩm nhân dân có quyền tiến hành hoạt động hòa giải tại phiên
tòa, hỏi các đương sự, đồng thời thực hiện hoạt động nghị án và tuyên án, các quyết định liên quan đến vụ án sẽ được biểu quyết theo đa số. Về số lượng Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm: 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, nghiêm trọng thì Hội đồng xét xử có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm. Về nguyên tắc xét xử, Điều 6 Luật Tổ chức TAND năm 2002 quy định: “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số…”. Chất lượng xét xử một bản án HN&GĐ phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào chất lượng của Hội thẩm nhân dân. Tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 11 Bộ Luật Tố tụng dân sự có quy định: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Quy định này cho thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc tham gia xét xử nói chung của Hội thẩm nhân dân trên các lĩnh vực cũng như trong giải quyết án HN&GĐ còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ kiến thức pháp luật, Hội thẩm nhân dân do làm công tác kiêm nhiệm nên thời gian dành cho việc nghiên cứu hồ sơ còn ít, khi tham gia xét xử việc thẩm vấn chủ yếu là doThẩm phán thực hiện. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả ADPL trong hoạt động xét xử các loại án trong đó có án HN&GĐ, Hội thẩm nhân dân phải là những người có kiến thức nghiệp vụ vững vàng thì mới thực hiện được quyền mà pháp luật giao cho, đó là Hội thẩm nhân dân ngang quyền vớiThẩm phán, do vậy trình độ năng lực của Hội thẩm nhân dân cũng phải tương đương Thẩm phán. Thực hiện yêu cầu của cải cách tư pháp, Nghị quyết số 08/NQ- TƯngày 02/01/2004 chỉ rõ: Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò củaHội thẩm nhân dân trong công tác xét xử.
Hiện nay TAND thị xã Phổ Yên có 25 vị Hội thẩm nhân dân được Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu tại kỳ họp thứ nhất của HĐND thị xã Phổ Yên, nhiệm kỳ của Hội thẩm là 5 năm, kể từ ngày có quyết định bầu. HTND của TAND thị xã Phổ Yên gồm những người công tác trong các cơ quan đoàn thể, trường học, các cán bộ Tư pháp của xã, phường trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Hội thẩm nhân dân là chủ thể
ADPL trong hoạt động xét xử của TAND. Do đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ xét xử của Hội thẩm nhân dân ở thị xã Phổ Yên là vấn đề cần quan tâm, cần phải nâng cao năng lực và trình độ của Hội thẩm nhân dân tương đương với Thẩm phán trong TAND, đây là một trong những việc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án HN&GĐ. Những người được chỉ định là hội thẩm nhân dân trong các vụ án dân sự hay tranh chấp về HN&GĐ nên được coi là những người hiểu biết sâu về những đối tượng mà các bên tranh chấp. Chẳng hạn, nếu giải quyết tranh chấp trong các lĩnh vực đất đai thì hội thẩm nhân dân có thể là những người hiểu biết về nguồn gốc, xuất xứ quyền sử dụng của mảnh đất đó. Hay tranh trong quan hệ HN&GĐ thì Hội thẩm nhân dân phải là những người am hiểu về thực tiễn tâm lý, tình cảm của đương sự… Và với tư cách là thành viên của Hội đồng xét xử thì hội thẩm nhân dân sẽ trình bày ý kiến của mình trước thẩm phán trong khi nghị án, việc áp dụng luật để ra phán quyết thì Hội thẩm nhân dân nhường lại quyền đó cho Thẩm phán quyết định. Việc không đồng tình với phán quyết của thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có quyền bảo lưu các ý kiến của mình trong hồ sơ vụ án.
Trong vụ án HN&GĐ, khi xét xử cần thiết có các vị Hội thẩm nhân dân là người công tác tại các đoàn thể thuộc khối Mặt trận, Dân vận, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội phụ nữ… Bởi họ là cán bộ của phong trào, dân vận, có khả năng phân tích, hòa giải, phần nào hiểu được tâm tư, nguyện vọng của đương sự và việc tham gia xét xử của họ cũng đồng thời thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của thành viên, hội viên của họ. Sự có mặt của các vị Hội thẩm này, cùng với sự phân tích hòa giải của Hội đồng xét xử phần nào làm giảm bớt sự căng thẳng thường thấy ở mỗi phiên tòa, nhất là Phổ Yên là thị xã mới thành lập và hội nhập. Vì vậy, các tranh chấp về HN&GĐ nẩy sinh nhiều nhất là tranh chấp liên quan đến tài sản chung, hay tài sản riêng là quyền sử dụng đất. Hội thẩm là những người sống và làm việc tại các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, khu dân cư nên có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội, có vốn kiến thức thực tế phong phú, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Do đó, các vị Hội thẩm hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh, nguyên nhân của các vụ án. Trong một số trường hợp, Hội thẩm nhân dân còn
có kiến thức sâu về một số lĩnh vực như quản lý kinh tế, y học, tâm lý xã hội… Các kiến thức thực tiễn sinh động đó của đội ngũ Hội thẩm sẽ rất có ích trong việc bổ sung các kiến thức thực tiễn cho Thẩm phán về những lĩnh vực mà Thẩm phán không chuyên sâu, giúp cho công tác xét xử đúng đắn, khách quan.