2.1. Đặc điểm tự nhiê n kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức của TAND
2.1.1. Đặc điểm tự nhiê n kinh tế xã hội của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Phổ Yên là huyện trung du miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên có truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, truyền thống yêu nước cách mạng.
Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên - Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình. Những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, với 36 làng.
Theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên. Huyện Phổ Yên khi đó gồm có 16 xã, cuối năm 2014, huyện Phổ Yên có 3 thị trấn: Ba Hàng, Bắc Sơn, Bãi Bông và 15 xã. Ngày 15/5/2015, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập thị xã Phổ Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Phổ Yên hiện có, đồng thời thành lập 4 phường: Ba Hàng, Bắc Sơn, Bãi Bông, Đồng Tiến thuộc thị xã Phổ Yên [32, tr.7].
Thị xã Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính gồm: 04 phường, và 14 xã. Diện tích đất tự nhiên có khoảng 256,68km2; Dân số: 158.19 người; mật độ Dân số là 628,72 người/km2. Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều;
79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt.
- Về điều kiện kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới liên tiếp xẩy ra khủng hoảng, nhiều ngành sản xuất tạ địa phương bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, trong những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thị xã luôn có mức tăng trưởng cao đáng kể. Tốc độ phát triển kinh tế ước tính theo GDP tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn dự kiến đạt theo thứ tự là 20,2% và 18,6%. (Cơ cấu GDP các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp trên địa bàn năm 2011 ước tính là 56,7% -24,6% - 18,7%; đến năm 2015 là 63,5% - 25,0% - 11,5%
- Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - Nông nghiệp trên đại bàn
Trong những năm gần đây, thị xã có chủ trương thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2011 – 2020 như: Phát triển Nông – Lâm nghiệp; Công nghiệp; Thương mại – du lịch và Giao thông vận tải.
Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Phổ Yên trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xong cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc.
Nhóm chỉ tiêu xã hội:
- Tỷ suất sinh thô trên địa bàn năm 2015 đạt 14,62%0, giảm 0,2%0 so với năm 2014, hoàn thành mục tiêu kế hoạch.
- Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2015 là 13,99%, giảm 3,75% so với năm 2014, vượt mục tiêu kế hoạch (kế hoạch là giảm 2,5%).
- Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 19,3%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Về văn hóa - xã hội
Trong số 18 xã, phường trên địa bàn Phổ Yên có 100% xã, phường xây dựng được trường tiểu học và 17 xã, phường đã xây dựng được trường THCS; trong 3 trường THPT, Trường THPT Lê Hồng Phong đặt ở phường Ba Hàng, Trường THPT Bắc Sơn tại phường Bắc Sơn và Trường THPT và Phổ Yên đặt ở xã Trung Thành. Ngoài hệ thống các trường phổ thông, Phổ Yên còn xây dựng được 1 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, 1 Trung tâm dạy nghề và 12 Trung tâm giáo dục cộng đồng tại 12 xã, phường. Bình quân trong toàn thị xã có 100 người dân có 17,72 người đi học phổ thông. Từ năm 2004, huyện Phổ Yên đã hoàn thành phổ cập THCS. Toàn thị xã có 53 di tích lịch sử văn hóa đã được kiểm kê. Khu di tích lịch sử cách mạng xã Tiên Phong, khu di tích lịch sử đền Lục Giáp (xã Đắc Sơn) đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Các giá trị văn hóa và truyền thống dân tộc được gìn giữ và phát huy, Lễ hội đền Giá (xã Đông Cao) tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm để tưởng niệm Thánh Gióng và Mạnh Điền Quốc Vương (là những người có công đánh đuổi giặc Ân thời kỳ vua Hùng thứ 6). Trong lễ hội có dâng hương, rước các “dò” bằng tre tươi, tượng trưng cho roi sắt của Thánh Gióng và các trò chơi dân gian, hát dân ca...