Nâng cao sự phối hợp của tòa án thị xã Phổ Yên với các cơ quan, tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 117 - 119)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ADPL giả

3.3.4. Nâng cao sự phối hợp của tòa án thị xã Phổ Yên với các cơ quan, tổ

chức hữu quan trong quá trình hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình nhằm tăng số lượng các vụ việc hòa giải thành, thuận tình ly hôn trong quá trình giải quyết các vụ án HN&GĐ

trình thương lượng có sự tham gia của bên thứ ba độc lập làm vai trò chung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột, chấm dứt các tranh chấp bất hòa.

Trong giải quyết các vụ án về HN&GĐ, hòa giải là thủ tục bắt buộc, nếu một Thẩm phán có trách nhiệm thì đây là công việc vô cùng khó khăn nhất là đối với những vụ án phức tạp, phải nghiên cứu nội dung vụ án, các vấn đề có liên quan, chuẩn bị tốt nội dung cần hòa giải; nhưng nếu không thì đó chỉ là thủ tục cần phải có trong một hồ sơ vụ án về HN&GĐ. Không có một ai có thể trách cứ Thẩm phán khi tiến hành công việc này, chỉ có những người trong cuộc mới cảm nhận người Thẩm phán thực hiện công việc này chỉ bằng trách nhiệm hay bằng cả cái “Tâm”

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 chỉ rõ: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” [48, Điều 54 ]. Việc hòa giải trước khi xét xử có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả. Bỏ qua thủ tục này thì dù đã có quyết định, bản án thì cũng bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và là căn cứ để kháng cáo, kháng nghị. Đối với thuận tình ly hôn, trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, các bên đồng ý ly hôn, Tòa sẽ hòa giải để các bên thỏa thuận vấn đề nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, chia tài sản, nợ chung… Nếu các bên thỏa thuận được, Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn. Sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản, nếu các bên vẫn không thay đổi ý kiến, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự. Việc hòa giải thuận tình ly hôn sẽ giúp cho thời gian giải quyết ly hôn được nhanh chóng, thuận lợi; các bên sẽ không mất nhiều thời gian tới để “hầu” tòa, nếu có tranh chấp về tài sản mà hòa giải thành, các bên chỉ phải mất 50% án phí.

Để công tác hòa giải vụ án HN&GĐ có hiệu quả cần có sự kết hợp của các cơ quan, đoàn thể hay các tổ chức hữu quan tham gia hòa giải cùng Tòa án, chẳng hạn, trong một vụ án kiện về HN&GĐ chia tài sản chung sau ly hôn, tài sản là QSD

đất, rừng cây, khu chăn nuôi thủy sản. Ngoài công tác chuyên môn cần có sự kết hợp với Phòng TN&MT, Hạt kiểm lâm… tham gia hòa giải cùng, bởi họ là những cán bộ chuyên trách, có thể phân tích rõ hơn về tài sản tranh chấp làm cho đương sự hiểu và cảm thấy mình như đang được bảo vệ quyền lợi, có thể sẵn sàng hợp tác cùng Tòa án thỏa thuận để giải quyết vụ án nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào, hoặc vụ án nào cũng cần thiết phải như vậy, bởi các cơ quan chuyên môn hay các tổ chức đoàn thể còn phải làm công tác chuyên môn của họ, mặt khác chưa có một văn bản nào hướng dẫn họ phải kết hợp cùng Tòa án tham gia công tác hòa giải cả, bởi vậy, để nhằm nâng cao sự phối hợp giữa Tòa án và các cơ quan chuyên môn cần có văn bản của liên ngành hướng dẫn hoặc chỉ đạo từ cấp trên hoặc có thể ra quy chế bắt buộc, quy trách nhiệm đối với các thành viên tham gia công tác này cùng với Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 117 - 119)