Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động ADPLtrong giải quyết vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 51)

1.4. Hiệu quả của hoạt động ADPL

1.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động ADPLtrong giải quyết vụ

án HN&GĐ.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả ADPL trong giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ tại TAND bao gồm:

- Mức độ chính xác, đúng pháp luật trong quá trình tiến hành ADPL của TAND khi giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ.

Mức độ chính xác, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn và khả năng thi hành của bản án, quyết định của TAND về giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ, về việc giải quyết các tranh chấp Ly hôn, cấp dưỡng căn cứ pháp lý, phù hợp với thực tiễn cụ thể của sự việc và có khả năng thi hành trên thực tế. Muốn vậy, nội dung, lý lẽ và nhận định của bản án và quyết định của TAND phải xuất phát từ sự nhận xét, đánh giá khách quan sự việc, không thiên lệch vì bất cứ lý do gì để đưa ra những phán quyết công bằng, phù hợp, thuyết phục được lòng người, có khả năng thi hành. Bản án, quyết định của TAND trong giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ được ban hành đúng thẩm quyền, theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiện tính hợp pháp của bản án, quyết định đó. Trường hợp một bản án, quyết định sai thẩm quyền thường dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho các đương sự, cho nền dân chủ và pháp chế của đất nước, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân.

- Tính chất tương thích của quyết định, bản án với sự thật khách quan của vụ việc áp dụng pháp luật; khả năng, hiệu quả thi hành của bản án, quyết định trong thực tiễn.

Theo quy định của pháp luật nước ta, các bản án, quyết định phải được ban hành theo nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số và phải đảm bảo các thủ tục chặt chẽ, trong thời gian luật định. Việc áp dụng các thủ tục tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, nếu trong quá trình xem xét, giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, người Thẩm phán vi phạm thủ tục quy định trong Luật tố tụng dân sự, dù là nhỏ, cũng đều có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng xét xử. Tính chính xác và tính khách quan trong các bản

án, quyết định của TAND còn biểu hiện ở việc chọn QPPL đúng, viện dẫn điều luật, giải thích nội dung QPPL đầy đủ và chính xác; nếu như viện dẫn điều luật không đầy đủ, giải thích, ADPL theo chủ quan của mình thì bản án, quyết định được ban hành không còn khách quan, chính xác nữa. Những phán quyết của TAND giải quyết tranh chấp về HN&GĐ đúng pháp luật, có lý có tình, không thiên vị là sản phẩm của một quá trình lao động nghiêm túc, sáng tạo và đầy trách nhiệm của người Thẩm phán, chính là những biểu hiện tính công minh của một bản án, quyết định của TAND. Cùng với tính chính xác, khách quan, bản án và quyết định của TAND còn cần có tính công minh, phù hợp với thực tiễn và có khả năng thi hành trên thực tế mới tạo nên sức mạnh thuyết phục lòng người, được dư luận xã hội, quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Mức độ đảm bảo nhu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp, phẩm giá của các đối tượng, nhất là các đối tượng yếu thế trong quá trình giải quyết án HN&GĐ.

Đảm bảo nguyên tắc các đương sự bình đẳng trước pháp luật và các nguyên tắc tố tụng khác. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội [41]. Cho dù đương sự là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, là dân tộc thiểu số hay không, là nam hay nữ… thì tại phiên tòa đều được đối xử bình đẳng và đều phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật, không có trường hợp ngoại lệ. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hay là người làm chứng… đều có những quyền như nhau và phải thực hiện nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật; các đương sự đều phải được đối xử bình đẳng như nhau, không có việc đương sự này quan trọng hơn đương sự kia hoặc ngược lại. Các đương sự có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình và giá trị các chứng cứ không tùy thuộc vào địa vị xã hội của người cung cấp chứng cứ. Các đương sự có quyền được trả lời những vấn đề được hỏi; được trình bày những ý kiến, nguyện vọng của mình trước phiên tòa. Thực hiện tốt nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tính dân chủ và khách quan được thể hiện ở các thủ tục công bố, giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố

tụng; quyền được nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước phiên tòa; quyền được trình bày ý kiến tranh luận; quyền kháng cáo v.v… đều chứa đựng nội dung dân chủ và thể hiện tính khách quan rõ nét. Qua sự phân tích trên, cho thấy hình thức tổ chức phiên tòa; nội dung các bước, các thủ tục để tiến hành phiên tòa xét xử dân sự nói chung, phiên tòa giải quyết các vụ án về HN&GĐ nói riêng đảm bảo tính dân chủ, khách quan và bình đẳng của các đương sự trước pháp luật trở thành một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của TAND; là một tiêu chí quan trọng không thể thiếu được để đánh giá chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử của TAND.

- Sự đồng thuận của dư luận xã hội, của nhà nước, các chủ thể liên quan về quyết định, bản án của tòa án khi giải quyết vụ việc liên quan đến vụ án HN&GĐ.

Uy tín của Thẩm phán trong đời sống xã hội và sự tín nhiệm của nhân dân với ngành TAND. Như chúng ta đã biết, Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thẩm phán là cán bộ, công chức được Nhà nước bổ nhiệm theo một trình tự, thủ tục nhất định. Khi thực hiện chức năng nghề nghiệp được giao, Thẩm phán không nhân danh mình và cơ quan, tổ chức nơi mình công tác mà nhân danh Nhà nước để tuyên một bản án, quyết định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức chính trị xã hội và Nhà nước. Đã có những công trình nghiên cứu về nhân cách Thẩm phán cho thấy người Thẩm phán ngoài các tiêu chuẩn quy định trong Luật tổ chức Tòa án, người Thẩm phán còn phải có năng lực xét xử, thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề cần phải giải quyết, ý thức trách nhiệm cá nhân trong công tác; khả năng giải quyết các tình huống và tôn trọng, tuân thủ pháp luật. Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng là đòi hỏi đầu tiên của người Thẩm phán cần phải có, nó được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày qua tính liêm khiết, trung thực, ngay thẳng; bằng sự mẫu mực và sự gần gũi, yêu thương con người, biết bảo vệ lẽ phải của người Thẩm phán. Những người Thẩm phán có được "cái Đức" này, sẽ được quần chúng nhân dân, dư luận xã hội cảm nhận, đánh giá và mến mộ, cảm phục. Ngược lại, nếu người Thẩm

phán trong cuộc sống thường ngày lại là con người vị kỷ, nhỏ nhen, thiếu trung thực, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng, hối lộ… thì cho dù có kỹ năng nghề nghiệp giỏi đến đâu đi chăng nữa, cũng sẽ vẫn bị quần chúng nhân dân chê trách, lên án, khinh ghét. Sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, nghiệp vụ, nhuần nhuyễn trong việc tìm và lựa chọn các quy phạm pháp luật, nhạy bén trong việc xử thế các tình huống phức tạp là cơ sở đạo đức của người Thẩm phán. Vì vậy, việc rèn luyện đạo đức cách mạng thông qua nghiệp vụ để trở thành những Thẩm phán vừa giỏi về chuyên môn, vừa có đạo đức nghề nghiệp vững vàng là rất quan trọng. Ngoài ra, người Thẩm phán phải có những hiểu biết rộng về mặt xã hội, phải có phẩm chất trung thực và có tình người. Những hiểu biết sâu rộng về mọi mặt xã hội giúp người Thẩm phán xử lý vụ án đúng pháp luật và có tính thuyết phục. Chất lượng hoạt động xét xử của TAND, ngoài sự đánh giá, ghi nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền, còn có sự nhìn nhận, đánh giá của xã hội và của quần chúng nhân dân. Khi TAND xét xử công bằng, nghiêm minh, bảo vệ kịp thời và chính xác các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không còn xét xử oan sai, thủ tục phiền hà, phức tạp,không còn những tiêu cực, chạy án… thì TAND thực sự là địa chỉ tin cậy của nhân dân, được nhân dân tôn trọng và tin tưởng, chắc chắn hiệu quả hoạt động, chất lượng xét xử sẽ được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.

Kết luận chương 1

ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ là hoạt động thực hiện pháp luật đặc thù, trong đó Tòa án thông qua hoạt động của Thẩm phán (trong trường hợp giải quyết vụ án không phải mở phiên tòa xét xử) hoặc Hội đồng xét xử (sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử) căn cứ vào các quy định của pháp luật HN&GĐ, các quy định khác của pháp luật để ra một quyết định cá biệt hoặc một bản án làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật về HN&GĐ.

ADPL trong giải quyết án HN&GĐ của TAND mang đầy đủ đặc điểm ADPL nói chung. Tuy nhiên, do tính chất riêng biệt của các quan hệ HN&GĐ cùng

ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ có những đặc điểm riêng như sau: về thẩm quyền áp dụng, nguyên tắc, phạm vi áp dụng và là hoạt động sáng tạo của Thẩm phán trong quá trình áp dụng.

Ngoài các đặc điểm về thẩm quyền, nguyên tắc áp dụng nó còn có vai trò: Là hoạt động thông qua tòa án, góp phần giải quyết các tranh chấp liên quan đến HN&GĐ khi mà các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không tự giải quyết được, là hoạt động góp phần ổn định trật tự xã hội góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình.

ADPL trong giải quyết vụ án HN&GĐ có đầy đủ nguyên tắc chung của BLTTDS và nguyên tắc riêng của Luật HN&GĐ và còn là một quá trình phức tạp, phải trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau từ việc xác định những tình tiết thực tế khách quan của vụ án, tìm kiếm và phân tích những QPPL thích ứng với vụ án đó đến ra quyết định giải quyết vụ việc và tổ chức kiểm tra thực hiện quyết định ấy trên thực tế.

Để việc ADPL có hiệu quả cần có các tiêu chí đánh giá như: Mức độ chính xác của văn bản áp dụng; tính chất tương thích của quyết định, bản án với sự thật khách quan của vụ việc ADPL; khả năng, hiệu quả thi hành của bản án, quyết định trong thực tiễn; sự đồng thuận của dư luận xã hội cũng như uy tín của Thẩm phán trong quá trình ADPL để giải quyết vụ án HN&GĐ.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN

(GIAI ĐOẠN TỪ 2011 – 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)