Các yêu cầu đối với ADPLtrong giải quyết án HN&GĐ của TAND

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 104)

3.1. Các quan điểm và yêu cầu cơ bản về nâng cao hiệu quả ADPL

3.1.2. Các yêu cầu đối với ADPLtrong giải quyết án HN&GĐ của TAND

Việc ADPL nói chung và ADPL trong việc giải quyết các vụ án HN&GĐ nói riêng là một hoạt động phức tạp, phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, các bước được pháp luật tố tụng quy định chặt chẽ. Trong quá trình ADPL phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo tính hợp pháp của quy trình áp dụng: Nói đến quy trình ADPL là phải tuần tự từng giai đoạn của quá trình ADPL. Tuy nhiên, không phải đối với vụ án về HN&GD nào của Tòa án cũng cần phải diễn ra tuần tự từng gia đoạn, mỗi giai đoạn có những yêu cầu ADPL cụ thể riêng biệt. Tuy nhiên, khi áp dụng phải bảo đảm tính thống nhất và đúng quy định.

- Đảm bảo sự độc lập của Thẩm phán trong quá trình ra phán quyết khi ADPL giải quyết vụ án. Độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, sự độc lập của Thẩm phán là độc lập để tuân theo pháp luật. Sự độc lập này đòi hỏi Thẩm phán không có bất kỳ sự lẩn tránh nào đối với pháp luật, không bỏ lọt bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào. Xixeron một luật sư, nhà hùng biện nổi tiếng của La mã thời cổ đại từng nói: “Quan tòa, đó là một đạo luật biết nói, còn đạo luật là một vị quan tòa câm”.

Tuy nhiên, duy trì tính độc lập của Thẩm phán không dễ. Họ cũng là con người, có gia đình, quan hệ bạn bè, có họ hàng thân thích. Tương tự, họ không thể đứng ngoài những quan hệ quản lý hành chính, những ràng buộc, ảnh hưởng của quan chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội. Xuất phát từ lý đó, nhiều

pháp luật. Tính “độc lập và tuân theo pháp luật” của các Thẩm phán trong hoạt động xét xử bị ảnh hưởng tiêu cực. Do tính đặc thù của nghề nghiệp, muốn độc lập trong hoạt động xét xử của mình, Thẩm phán cần hội tụ các phẩm chất sau:

Thứ nhất: Thẩm phán phải có đạo đức, nhân cách trong sáng, có năng lực chuyên môn tốt được nhân dân kính mến về đạo đức, về khả năng và sự dũng cảm trong việc bảo công lý, bảo vệ niềm tin. Điều gì sẽ xảy ra nếu Thẩm phán chỉ chạy theo lợi ích cá nhân, đánh mất đạo đức nghề nghiệp? Đương nhiên, niềm tin vào công lý sẽ bị xói mòn mà xã hội chỉ còn dựa vào luật rừng.

Thứ hai: Thẩm phán phải là người có hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật cao hơn những người khác và luôn luôn cập nhật được những thành tựu mới của hoạt động lập pháp, của khoa học và thực tiễn pháp lý. Thẩm phán có nghiệp vụ cao tức là phải nắm vững quy định của pháp luật, có tư duy và khả năng vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra.

Thứ ba: Thẩm phán phải được lựa chọn từ những người ưu tú hoặc luật gia, luật sư ưu tú nhất và phải được đảm bảo những chế độ và điều kiện làm việc thích hợp nhất. Chế độ trách nhiệm của Thẩm phán phải rõ ràng và họ phải được bảo vệ theo những trình tự thích hợp nhằm tránh những sự xâm hại về tài sản, tính mạng, danh dự và nhân phẩm do những bị cáo hay đương sự gây ra. Có như vậy, Thẩm phán mới có thể yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình.

- Đảm bảo hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa Thẩm phán đóng vai trò là người trọng tài để phân xử giữa hai bên tham gia tranh tụng. Để bảo đảm sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự đòi hỏi Tòa án phải khách quan, thái độ vô tư và công minh đối với cả hai bên. Tòa án có vai trò quan trọng và quyết định trong việc bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể tham gia tranh tụng và giải quyết đúng đắn vụ kiện. Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa vai trò chủ động thuộc về các luật sư là người dẫn dắt việc nêu câu hỏi và kiểm tra nhân chứng, quyết định tiến trình và nhịp độ phiên tòa. Chức năng chủ yếu của Thẩm phán là người “trọng tài” nhân danh công lý để phân xử giữa hai bên tham gia tranh tụng, duy trì trật tự phiên tòa

và quá trình tranh tụng giữa hai bên, hướng quá trình tranh tụng vào việc giải quyết các yêu cầu của các đương sự, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó cũng như các tình tiết khác nhau về quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp giữa các đương sự. Tòa án có quyền thẩm vấn các bên hoặc các nhân chứng trong trường hợp đặc biệt cần thiết để làm rõ thêm lời trình bày của họ. Nghiên cứu, bổ sung quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng, cần phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện tranh tụng. Bởi "thực tế chứng minh rằng tranh tụng chỉ có hiệu quả nếu mỗi đương sự có được sự hiểu biết đầy đủ và toàn diện các yêu cầu và lý lẽ chống lại mình. Về logic, người ta chỉ có thể đối đáp lại những gì mà mình biết" [70].

- Tăng cường tính khả thi của bản án, quyết định ADPL để giải quyết vụ án HN&GĐ. Trong việc ban hành bản án, quyết định: Bản án, quyết định được coi là

kết tinh, sáng tạo trong hoạt động ADPL của Tòa án, nó phản ánh đầy đủ, chính

xác các tình tiết, diễn diễn của một vụ án; nêu nhận định và quan điểm giải quyết của Hội đồng xét xử và là căn cứ pháp lý để các cá nhân, tổ chức liên quan thi hành những quyết định của Tòa án.

- Quyết định của bản án phải áp dụng chính xác pháp luật về nội dung và hình thức; quyết định rõ ràng, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của các đương sự và cá nhân, tổ chức có liên quan; quyết định của bản án phải có tính khả thi trong thực tiễn.

3.2. Các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến ADPL giải quyết vụ án về HN&GĐ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động APPL của các TAND trong giải quyết án HNGĐ

* Hoàn thiện pháp luật HN&GĐ

Thứ nhất, đối với trường hợp đoàn tụ thành trong giải quyết vụ án ly hôn. Bởi theo quy định tại Điều 186 BLTTDS quy định về thủ tục hòa giải đối với vụ án dân sự nói chung, vì vậy; khi giải quyết vụ án ly hôn, tại phiên hòa giải khi các đương sự thống nhất quay về đoàn tụ vợ chồng để nuôi dậy con chung, thì trong

BLTTDS chỉ quy định trường hợp thỏa thuận giải quyết được vụ án thì ghi nhận hòa giải thành, nhưng trong việc hòa giải đoàn tụ thành vụ án ly hôn thì phải đình chỉ giải quyết vụ án HN&GĐ, không có quy định ra quyết định công nhận hòa giải đoàn tụ thành. Do đó cần có hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, quy định hướng dẫn đối với những vụ án HN&GĐ nói chung Tòa án không tiến hành hòa giải được do "đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng" hặc triệu tập hợp lệ nhưng vẫn vắng mặt quy định tại khoản 2 Điều 182 BLTTDS như sau: Trong vụ án ly hôn, trường hợp đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng thì Tòa án không tiến hành hòa giải và mở phiên tòa xét xử theo thủ tục chung như đối với các vụ án dân sự khác mà không cần phải triệu tập đương sự vắng mặt vì lý do chính đáng lần 2 (trừ trường hợp đương sự có yêu cầu xin hoãn phiên tòa).

Thứ ba, quy định việc lấy lời khai về nguyện vọng của con chung từ đủ 7 tuổi trở lên theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, khi giải quyết ly hôn theo hướng là điều kiện nên có (Tòa án có thể hỏi đến nguyện vọng của con chung chứ không quy định là điều kiện phải có). Việc giao con chung cho ai nuôi dưỡng khi Tòa án giải quyết ly hôn ngoài xem xét đến nguyện vọng của con chung còn dựa trên các tài liệu chứng cứ khác do Tòa án thu thập để làm sao có thể đảm bảo cho con chung được phát triển trong điều kiện tốt nhất và sự thỏa thuận của các bên đương sự. Nếu áp dụng một cách nguyên tắc quy định của pháp luật nội dung, buộc phải xét đến nguyện vọng của con chung khi con chung từ đủ 7 tuổi trở lên thì vụ án sẽ không thể giải quyết được; và trên thực tế khi Tòa án giải quyết các vụ án HN&GĐ đối với trường hợp phải xét đến nguyện vọng của con chung cũng chỉ xem quy định này là một quy định "cần", nhưng nếu không thể thu thập được thì Tòa án vẫn giải quyết theo thủ tục chung, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ khác để giao con chung cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng khi giải quyết ly hôn và xem xét đến trách nhiệm, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung của các bên.

Thứ tư, quy định giải quyết đối với trường hợp không công nhận vợ chồng theo thủ tục vụ án dân sự. Thủ tục giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ hoàn toàn

khác với thủ tục giải quyết việc HN&GĐ vì vậy, việc xác định đúng quan hệ pháp luật phải giải quyết là điều rất quan trọng. Nếu thụ lý theo thủ tục việc dân sự thì khi giải quyết Tòa án không tiến hành hòa giải; song nếu thụ lý theo thủ tục vụ án dân sự thì thủ tục hòa giải vẫn được tiến hành bình thường. Theo quy định của pháp luật, không công nhận quan hệ vợ chồng, khi hai bên nam nữ đủ điều kiện kết hôn nhưng không thực hiện việc đăng ký kết hôn; điều này có nghĩa cuộc hôn nhân của họ chỉ trái với quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn chứ không phải vi phạm các điều kiện kết hôn. Xét về mặt thực tiễn, khi thụ lý giải quyết đối với những trường hợp này, nếu như cuộc hôn nhân của họ không có đủ căn cứ cho ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ 2000 thì việc Tòa án tiến hành hòa giải để họ thực hiện việc đăng ký kết hôn và chung sống với nhau là điều rất nên làm và có ý nghĩa xã hội sâu sắc, bảo đảm lợi ích của hai bên nam, nữ và của con cái họ. Vì vậy, để có cách hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật trong trường hợp này nên bổ sung thêm quy định "không công nhận vợ chồng" là tranh chấp về HN&GĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 27 BLTTDS[44, tr. 21].

* Hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng

- Thủ tục HN&GĐ có rất nhiều đặc thù,nhưng ADPL thì chưa phân biệt vẫn áp dụng chung là thủ tục tố tụng dân sự như: Các mối quan hệ trong hôn nhân gia đình là những mối quan hệ liên quan đến phạm trù đạo đức, thuần phong mỹ tục, đến quyền con người khác rất nhiều so với các quan hệ trong dân sự, vì vậy nên có quy định riêng về thủ tục cho các vụ việc HN&GĐ nói chung và các vụ tranh chấp về tài sản chung vợ chồng khi ly hôn nói riêng.

- Hiện hoạt động xét xử của TAND theo hai cấp xét xử đó là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm nhưng hoạt động này không được rõ ràng. Hoạt động phân cấp này dường như là chỉ phân cấp theo địa giới hành chính, ảnh hưởng đến việc độc lập xét xử của thẩm phán cấp sơ thẩm. Kiến nghị khi hoàn thiện dự án thành lập Tòa án khu vực thì vai trò hai cấp xét xử được rõ ràng hơn, tính độc lập xét xử được rõ ràng.

- Vấn đề cung cấp chứng cứ của đương sự và việc phối hợp của các cơ quan có liên quan: Cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là

quyền và nghĩa vụ của họ (Điều 6 và Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004); Toà án có thể tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự có yêu cầu khi họ không thể tự thu thập đươc... (Điều 6 và Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004). Thực tế việc các đương sự yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp chứng cứ là rất khó (thường ít khi được cung cấp). Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nhưng họ thường không cung cấp chứng cứ gây bất lợi cho mình, hoặc khi Toà án tiến hành thu thập chứng cứ, đề nghị các cơ quan có liên quan cung cấp chứng cứ cũng gặp rất khó khăn, nhiều khi không nhận được sự hợp tác thoả đáng của họ, họ không nhiệt tình cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn... tuy nhiên không có cơ chế nào quy định trách nhiệm của những người tham gia tố tụng, cơ quan hay người có thẩm quyền cung cấp này. Vì vậy, cần phải có văn bản quy định chi tiết đối với trường hợp trên để đảm bảo cho việc ADPL của Toà án được thuận lợi, đúng pháp luật.

Sửa đổi bổ sung BLTTDS theo hướng giảm bớt số lần, thủ tục cấp tống đạt các văn bản tố tụng khi có căn cứ rõ ràng đương sự cố tình không chấp hành, cản trở, chống đối hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng. Điều này sẽ "tiết kiệm" được thời gian giải quyết vụ án, Tòa án có thể tiến hành các thủ tục tố tụng khác thay vì chờ văn bản niêm yết đủ 15 ngày và tiến hành các hoạt động tố tụng đảm bảo 2 lần (đến lần 2 đương sự vẫn không tham gia thì mới tiến hành) như quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)