Nguyên tắc áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 30)

1.2. Cơ sở pháp lý, các trường hợp và nguyên tắc ADPLtrong giả

1.2.3. Nguyên tắc áp dụng

Thủ tục tố tụng pháp luật trong giải quyết các vụ án HN &GĐ của Toà án nhân dân cấp huyện là sự biểu hiện cụ thể của ADPL nói chung. Tuy nhiên, do tính đa dạng của tranh chấp HN&GĐ nên khi xem xét phạm vi áp dụng luật HN&GĐ của TAND gồm ADPL nội dung và ADPL tố tụng. Pháp luật nội dung để phân định quyền hạn, còn pháp luật Tố tụng để xác định vị trí, trách nhiệm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án HN&GĐ. Vì thế, khi ADPL để giải quyết vụ án HN&GĐ cần tuân thủ nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng sau:

1.2.3.1. Nguyên tắc chung của BLTTDS

- Nguyên tắc bảo đảm quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác (Điều 4 BLTTDS). Dù nói về bất kỳ thủ tục tố tụng dân sự nào (cho dù đó là tố tụng tranh tụng hay tố tụng xét hỏi), thì một trong những mục đích quan trọng nhất của nó vẫn là phải đảm bảo cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công lý, tiếp cận Toà án một

- Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS). Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự bắt nguồn từ nguyên tắc bảo đảm quyền tự quyết của các bên đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ dân sự.

- Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6 BLTTDS). Hoạt động xét xử các vụ án dân sự là hoạt động phát sinh trên cơ sở có sự tranh chấp quan hệ pháp luật nội dung giữa các bên có lợi ích tư đối lập nhau nhưng bình đẳng về địa vị pháp lý mà trong đó có một quy tắc chung cho cả hai bên đương sự: người nào đề ra một luận điểm cần có chứng cứ thì phải chứng minh (actori incumbit probatio). Quy định này có hướng mở rộng nguyên tắc tự định đoạt của đương sự cũng như tăng cường yếu tố tranh tụng trong tố tụng dân sự.

- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự: Nguyên tắc này phản ánh tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. Điều 8 BLTTDS quy định:

Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Nguyên tắc hoà giải trong tố tụng dân sự: Hoà giải là sự thoả thuận giữa các bên đương sự về việc giải quyết toàn bộ nội dung yêu cầu khởi kiện và tự nguyện chấm dứt tranh chấp bằng con đường tố tụng. Trong Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, hoà giải vừa được quy định với ý nghĩa là quyền tự định đoạt của đương sự, đồng thời cũng được khẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

1.2.3.2. Nguyên tắc riêng khi ADPL giải quyết vụ án HN&GĐ

Khi xem xét phạm vi áp dụng luật HNGĐ cùng những văn bản hướng dẫn, cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, lựa chọn văn bản pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào thời điểm xác lập quan hệ pháp luật HN & GĐ:

Từ thời điểm xác lập quan hệ HN & GD đến khi có tranh chấp, quan hệ HN & GĐ có thể chịu sự điều chỉnh của các đạo luật, văn bản hướng dẫn thi hành về HN & GĐ khác nhau và tiếp nối nhau. Vì vậy, lựa chọn văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp là một vấn đề đã được các nhà làm luật quy định khi có sự thay đổi các đạo luật về HN&GĐ. Cụ thể: Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội ngày 09/6/200 về việc thi hành luật HNGĐ năm 2000 quy định về việc Tòa án ADPL về HN & GĐ để giải quyết các vụ, việc về HN & GĐ như sau:

1. Đối với những vụ, việc mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01 tháng 01 năm 2001 thì áp dụng luật HN & GĐ năm 1986 để giải quyết;

2. Đối với những vụ, việc mà Tòa án thụ lý từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 thì áp dụng luật HN & GĐ năm 2000 để giải quyết.

Như vậy, với quy định trên cho thấy, cơ sở để lựa chọn luật áp dụng là luật HNGĐ 1986 hay luật HN & GĐ 2000 để giải quyết tranh chấp là thời điểm Tòa án thụ lý tranh chấp. Luật HN & GĐ năm 2014 quy định riêng một điều có là “Điều khoản chuyển tiếp” (Điều 131) như sau:

- Quan hệ HN&GĐ được xác lập trước ngày luật này có hiệu lực thì ADPL để giải quyết vụ án HN & GĐ tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân.

- Đối với vụ việc về HN&GĐ do Tòa án thụ lý trước ngày luật này có hiệu lực mà chưa giải quyết thì áp dụng thủ tục theo quy định của luật này. Với các quy định mới tại khỏan 1 Điều 131 Luật HN&GĐ 2014, thì thời điểm xác lập quan hệ pháp luật HN&GĐ là thời điểm có ý nghĩa quyết định việc lựa chọn văn bản pháp luật áp dụng. Theo đó, tại thời điểm xác lập quan hệ HN&GĐ, văn bản nào đang có hiệu lực điều chỉnh trực tiếp thì chính văn bản đó là cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp.

HN&GĐ đã có hướng dẫn nhưng nay đã được sửa đổi, bổ sung và có hướng dẫn thay thế thì áp dụng hướng dẫn mới. ví dụ, Luật HN&GĐ 1986 đã có hướng dẫn về căn cứ cho ly hôn. Khi có luật HN&GĐ 2014 cần áp dụng hướng dẫn mới của luật HN &GĐ năm 2014 để giải quyết ly hôn.

Thứ ba, những vấn đề đã có hướng dẫn trước đây nhưng nay chưa có hướng dẫn mới và hướng dẫn cũ không trái với quy định của luật mới thì có quyền và cần thiết phải áp dụng các hướng dẫn trước đây về việc áp dụng văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ tư, việc vận dụng, áp dụng luật HN&GĐ cần lưu ý đến yếu tố không gian, thời gian và tính lịch sử đặc thù của luật HN&GĐ. Luật HN&GĐ năm 1959 có hiệu lực từ ngày 13/01/1960 ở Miền Bắc, những trường hợp kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng là hôn nhân không hợp pháp. Các quan hệ hôn nhân xác lập trước thời điểm 13/01/1960 không bị điểu chỉnh bởi nguyên tắc của luật HN &GĐ 1959, vì vậy nam nữ dù có quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng vẫn được coi là hôn nhân hợp pháp. Ở miền Nam, ngày 25/3/1977, Hội đồng chính phủ ban hành Nghị quyết số 76-CP quy định về vấn đề hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất cho cả nước (trong đó có Đạo luật số 13 về HN & GĐ). Những quan hệ hôn nhân xác lập trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam không tuân theo nguyên tắc một vợ một chồng vẫn được công nhận là hợp pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 27 - 30)