Các quan điểm cơ bản về ADPL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 99)

3.1. Các quan điểm và yêu cầu cơ bản về nâng cao hiệu quả ADPL

3.1.1. Các quan điểm cơ bản về ADPL

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; từ yêu cầu cách tư pháp cũng như từ thực trạng ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ của TAND ở thị xã Phổ Yên, thì vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp hiện nay là hết sức cần thiết. Căn cứ vào tình hình thực tế của thị xã Phổ Yên, để ADPL giải quyết các vụ án nói chung và vụ án HN&GĐ nói riêng ở cấp huyện có hiệu quả và hiệu lực cao thì cần bảo đảm các quan điểm sau:

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ADPL giải quyết án HN&GĐ.

Hai là: Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND theo yêu cầu cải cách tư pháp, đề cao công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đẩy mạnh phong trào thi đua với chủ đề xuyên suốt là "Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư" theo phương châm "gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân" phương trâm theo tư tưởng Hồ Chí Minh “giúp dân, học dân để giúp mình thêm liên khiết, thêm công bằng” gắn với tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trong TAND hai cấp của tỉnh Thái Nguyên và cuộc vận động "Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ công chức ngành TAND".

Ba là: Đổi mới hoạt động giải quyết án HN&GĐ của Tòa án nhân theo hướng thực hiện dân chủ, tăng cường hòa giải, mở rộng tranh tụng tại phiên tòa: ADPL trong giải quyết các vụ án HN&GĐ cần chú trọng công tác hòa giải, bởi xuất phát từ các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn không tự giải quyết được nên cần đến sự can thiệp của Tòa án; ADPL trong giải quyết các vụ án

HN&GĐ của Tòa án phải đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn. Đồng thời gắn với nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; Tăng cường tranh tụng tại phiên tòa là một trong những nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Mở rộng tranh tụng tại phiên tòa sẽ giúp nâng cao chất lượng bản án, quyết định; hạn chế sai sót trong hoạt động tố tụng và nâng cao kỹ năng giải quyết án của chủ thể tiến hành tố tụng; Duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác giám đốc việc xét xử đối với TAND cấp huyện thuộc quyền quản lý; tổ chức rút kinh nghiệm công tác giải quyết án HN&GĐ trong các cuộc họp giao ban ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn tòa án nhân dân thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)